CÂU CHUYỆN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ - P2

CÂU CHUYỆN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ - P2
Công ty Salesforce ở Mỹ đã từng tuyên bố “nếu chính phủ Mỹ cho phép chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thì chúng tôi sẽ “giết” hết những ngân hàng truyền thống.
Tại sao Salesforce lại có thể mạnh miệng nói như vậy -> bài toán Data.
Vì sao các ngân hàng lại “thiệt thòi” như vậy? em biết đó khi ngân hàng cho vay họ phải nắm cán, tức thường là thông tin tài chính của khách hàng, họ mới dám cho vay. Vì họ không thể có dựa vào những dữ liệu khác để đánh giá việc này, cho vay hay không cho vay đều phụ thuộc duy nhất thông tin tài chính.
Đó cũng là vì họ sẽ không đánh giá được độ rủi ro khi cho các đối tượng đi vay, không đánh giá được rủi ro thì làm sao xác định được lãi suất cho vay đúng không nào.
Đối với Salesforce họ sẽ giải quyết bài toán Data theo một cách toàn diện chứ không chỉ dựa vào 1 cái data là tài chính.
Tập hợp nhiều data họ sẽ chấm điểm từng số một dựa trên tất cả các data mà họ thu thập được, vì vậy sẽ đánh giá được độ rủi ro cho tất cả các khách hàng, khi đó thì rõ ràng sẽ tính được lãi suất và ai cũng có thể đi vay, đúng không nào.
Anh ví dụ nhé: thay vì một người công nhân đi vay thì truyền thống phải gởi bảng lương trong vòng 3 tháng gần nhất, hợp đồng lao động vv… mới có thể đưa ra được lãi suất. Bây giờ với phương pháp đánh giá theo tất cả các data thì sẽ có những yếu tố “trời ơi” cũng sẽ có giá trị về mặt đánh giá rủi ro. Cụ thể anh ta hay đến mua xôi ăn sáng hàng ngày hết 20k; anh ta hay ngồi quán cà phê XYZ một tuần 3 lần …vv khi đó tất cả những thông tin này là những dữ liệu để đánh giá độ rủi ro. Tất nhiên gần như tất cả những thông tin đều được đánh giá như vậy (yên tâm là máy sẽ làm với công nghệ AI)
Khi đó với cách thức triển khai như vậy ai cũng có thể vay, thủ tục đơn giản, chẳng phải chứng minh gì nhiều … thì em nghĩ xem các ngân hàng truyền thống cạnh tranh với họ bằng cách nào?
Và anh mở rộng ra trong tương lai các mặt trận như giao nhận, vận chuyển cũng có thể phát triển thành các công ty tài chính.
Cụ thể nhé, Grab sẽ mở ra hướng cho vay tài chính chẳng hạn, tại sao anh nói như vậy. Vì họ nắm thông tin khách hàng, các vấn đề đi lại, ăn ở đâu … đúng không nào thì như anh đã giải thích tất cả các Data đều có giá trị đánh giá về rủi ro; thì như vậy hoàn toàn họ có thể đứng ra cho vay về tài chính, hoặc họ sẽ liên kết với các đơn vị tài chính để cho vay dựa trên Data của họ.
Anh thêm ví dụ mang tính xã hội nhé, ví dụ sinh viên học từ đại học danh tiếng, được thường xuyên tiếp xúc với các doanh nghiệp thì các dữ liệu cá nhân của người đó dĩ nhiên là tốt hơn so với sinh viên học một trường bình thường, ít có cơ hội tiếp xúc với các doanh nhân thành đạt …
Trong tương lai ai nắm được Data, phân tích được nó, dùng nó trong việc đánh giá rủi ro, trong việc xác định đối tượng tiềm năng, dự án nào có thể đầu tư vv… thì đó chính là con đường hướng tới công nghệ 4.0
Tất cả những cái này em yên tâm là máy sẽ thay con người để làm.
Quay trở lại các ngân hàng truyền thống ngoài cách thức cho vay và đánh giá rủi ro hạn chế thì chi phí vận hành của họ cũng rất cao. So với các công ty áp dụng công nghệ cao AI như anh vừa phân tích; ngay cái chi phí cao như vậy thì làm sao có thể cạnh tranh?
Máy sẽ dựa vào data, tập hợp tất cả các chỉ số đánh giá độ rủi ro, sau đó sẽ đưa ra lãi suất vay và cuối cùng quyết định cho vay tự động luôn thì rõ ràng ngân hàng truyền thống cạnh tranh bằng cách nào.
May quá Mỹ chưa cho phép Salesforce làm chuyện ấy.
Bài toán cho ngân hàng đã giải quyết được bằng data thì tất cả các lĩnh vực khác đều có thể giải quyết tương tự.
Anh ví dụ thêm về lĩnh vực CNTT trong doanh nghiệp, hiện nay các doanh nghiệp sử dụng các phần mềm hiện đại khác nhau nào là ERP, SCM, CRM, DMS … thực tế các phần mềm này chỉ dùng data “nội bộ” cho chính doanh nghiệp đó mà thôi, và nó không xảy ra ở thời gian thực; nó vẫn tồn tại độ trễ nhất định. Vậy bài toán Data trong công nghệ 4.0 sẽ giải quyết tất cả những vấn đề này trong thời gian thực.
Vì chúng ta đang có N các hệ thống thông tin khác nhau nhưng theo đó cũng có M data khác nhau cho các hệ thống đó, thì tính liên kết giữa các hệ thống này là 1 vấn đề nan giải, mất rất nhiều chi phí để kết hợp thậm chí độ phức tạp rất cao.
Khi áp dụng công nghệ 4.0 ta sẽ giải quyết được vấn đề ở trên rất đơn giản bằng Data, các hệ thống trên sẽ kết nối vào 1 Data khổng lồ để xử lý thông tin trong thời gian thực.
Các doanh nghiệp sẽ có 1 hệ thống thông tin tuyệt vời, thông minh hỗ trợ trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Nên anh nói đó chính là sự sống còn chứ không phải thích hay không nữa.
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'People 233 2312'35 5231 INDUSTRY 4.0 0 Business 7 Things'
Chaungoc Nguyen, Cường Tạ và 19 người khác

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT