CÂU CHUYỆN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

 CÂU CHUYỆN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ




Sau khi đã kham khảo khái niệm về chuyển đổi số thì trở lại vấn đề thực tại doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam (SMEs). Sự chuẩn bị cho việc chuyển đổi số là thấp; một số chưa hiểu rõ chuyển đổi số khác với số hóa thế nào?
Bài này anh sẽ giải thích rõ một số khái niệm để hiểu rõ hơn trong việc số hóa doanh nghiệp và cao hơn là chuyển đổi số.
Trước tiên là 4 cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật:
- Cuộc cách mạng thứ 1: là cuộc cách mạng hơi nước
- Cuộc cách mạng thứ 2: là cuộc cách mạng về điện và dây chuyền lắp ráp sản xuất hàng loạt.
- Cuộc cách mạng thứ 3: là cuộc cách mạng số và tự động hóa.
- Cuộc cách mạng thứ 4: là cuộc cách mạng vạn vật kết nối (cách mạng công nghệ 4.0).
Với việc làm số hóa doanh nghiệp là việc làm còn ở giai đoạn 3.0, tức là thực hiện biến những dữ liệu trên giấy sang dạng số.
Đối với doanh nghiệp thực hiện việc số hóa có thể hiểu một cách nôm na là thực hiện việc tin học hóa; áp dụng CNTT vào các hoạt động doanh nghiệp.
Khi đó là bài toán về ERP, CRM, SCM, …Cloud
ERP: anh cũng đã post nhiều về ERP trên facebook cá nhân, và anh chỉ giải thích về mặt khái niệm lại, đây là một phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp theo dạng tập trung. Thay vì 1 doanh nghiệp phải chạy nhiều phần mềm phục vụ cho các phòng chức năng khác nhau thì tất cả toàn bộ doanh nghiệp chỉ dùng duy nhất 1 hệ thống phần mềm ERP.
CRM: là một phần mềm riêng biệt dùng cho việc chăm sóc khách hàng, tuy nhiên trong ERP cũng có 1 module về CRM; nên các công ty mạnh về dịch vụ khách hàng mà không có sản xuất thì họ mới cần phần mềm CRM riêng biệt.
SCM: là một phần mềm quản lý chuỗi cung ứng.
Cloud: là một kiến trúc, dịch vụ cho phép tận dụng tài nguyên, sức mạnh của đơn vị thứ 3 nắm giữ những máy chủ, bộ lưu trữ … khổng lồ trên mạng internet.
CEO gọi anh lại và nói anh muốn chuyển đổi số doanh nghiệp thì nó như thế nào vậy Minh?
Anh trả lời: để làm được những chuyện như vậy là cả một lộ trình, nhưng trước tiên là số hóa doanh nghiệp trước.
Em nói về số hóa trước đi.
Anh trả lời: trước tiên là đánh giá toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp dưới góc độ của ứng dụng CNTT thế nào? Đối với doanh nghiệp sản xuất thì phát triển hệ thống ERP một cách hiệu quả ở 2 góc độ: thứ nhất là ứng dụng vào những phần nào ưu tiên, thứ 2 là lựa chọn sản phẩm phù hợp cho chi phí đầu tư lẫn chiến lược doanh nghiệp.
Giai đoạn này mất số hóa này mất bao nhiêu thời gian vậy em? Chi phí thế nào?
Nếu bắt tay từ đầu thì mất ít nhất 1 năm để biến đổi dần từ những việc đơn giản nhất là quản lý giấy tờ, nhân viên chỉ biết xài word, excel sang sử dụng phần mềm chuyên dụng. Chi phí thì khó có thể trả lời ngay được vì nó phụ thuộc vào mình đầu tư như thế nào, cho sản phẩm nào và cả nhân lực vận hành, hạ tầng CNTT …
Thế sự khác nhau giữa số hóa và chuyển đổi số là gì?
Để đơn giản anh phải hiểu là số hóa chỉ là ứng dụng CNTT vào các hoạt động của doanh nghiệp và nó còn ở cách mạng công nghiệp 3.0; còn chuyển đổi số nó là một cuộc cách mạng thật sự 4.0; ở đó những ứng dụng được nhấn mạnh ở khía cạnh mọi thứ kết nối, máy học tức là các thiết bị thông minh có khả năng học những gì mình dạy nó, dữ liệu (Big Data) giúp doanh nghiệp hay cá nhân CEO có những phân tích đa chiều…
Vậy những thứ như thế nào để chuẩn bị cho chuyển đổi số ngoài việc số hóa thì bản thân CEO và doanh nghiệp phải chuẩn bị gì?
Trước tiên em giải thích rõ cho anh một số thuật ngữ khi áp dụng chuyển đổi số. Các nước phát triển mạnh về chuyển đổi số thì phải nắm được công nghệ LÕI.
Chúng ta có thể rất nhiều công nghệ nhưng để phát triển thành cường quốc thì bắt buộc phải mạnh về công nghệ lõi.
AI Artificial intelligence – viết tắt là AI. AI được phát triển từ rất lâu chứ không phải đợi đến 4.0; nhưng AI đã phát triển một cách khó mà tưởng tượng được. Ví dụ: công nghệ protein, hỗ trợ cho con người, chữa được những bệnh tật; robot làm phẩu thuật thay bác sĩ.
Và AI có 4 loại
Công nghệ AI phản ứng (Reactive Machine)
Công nghệ AI phản ứng là công nghệ có khả năng phân tích được những hành động của bản thân và đối thủ. Từ đó đưa ra được những chiến lược hoàn hảo nhất.
Công nghệ Ai có bộ nhớ hạn chế
Với công nghệ AI này thì nó có thể tự nhận biết được những trường hợp bất ngờ. Ngoài ra nó còn có thể đưa ra được những hướng xử lý tốt nhất. Từ đó công nghệ AI này sẽ đưa ra được quyết định chính xác nhất.
Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo
Công nghệ AI này bao gồm những thuật ngữ về tâm lý và có thể tự suy nghĩ, tiếp thu được kiến thức xung quanh. Để có thể tự áp dụng những bài học đó cho chính bản thân mình.
Loại công nghệ tự nhận thức
Công nghệ Ai này có ý thức về chính mình và có những cư xử như người. Ngoài ra nó còn có được cảm xúc của chính con người, nó có thể chia sẻ buồn vui với người dùng.
Khi đó mọi tổ chức, công ty là tổ chức số, mỗi người lãnh đạo sẽ là lãnh đạo số. Nó mạnh mẽ đến nỗi đây là câu chuyện về chuyển đổi số không phải thích hay không thích nữa mà là “sống hay chết”.
Vì sao lại là CEO chuyển đổi số? đối với 3 cuộc cách mạng trước nó giúp con người, doanh nghiệp trong năng suất lao động, bớt đi trong lao động chân tay; công nghệ 4.0 bắt đầu giúp con người, doanh nghiệp trong lao động trí óc. Ví dụ nhé: có một thiết bị cá nhân như là 1 trợ lý số, nó có thể học khi mình dạy nó; trong công việc làm báo cáo chẳng hạn, khi ta dạy nó cách thu thập thông tin, cách áp dụng vào forms, hiểu được những yêu cầu … và tự nó sẽ soạn thảo. Mà máy thì nó hoạt động 24/24, nó còn có khả năng chia sẻ với nhau, và học hỏi lẫn nhau. Con người mình khi học được “bí kíp” và kỹ năng gì đó chỉ áp dụng 1 mình hoặc chia sẻ rất giới hạn; còn máy thì nó có thể chia sẻ cho hàng triệu hàng tỷ máy khác để học (làm).
Một số ngành sẽ biến mất có thể không cần học nữa: ví dụ như Luật chẳng hạn, vì khi máy nó học thì nó nhớ hết mọi bộ luật, các điều khoản và các dẫn dụ chứng cứ vv…; ngành kiểm toán cũng khỏi phải học nữa, vì khi đó máy sẽ làm thay tất cả; hiện nay các công ty kiểm toán lớn của Mỹ đã sẳn sàng cho việc chuyển đổi số.
Vì thế 1 doanh nghiệp áp dụng AI để tự động hóa mọi thứ so với 1 doanh nghiệp làm thủ công thì thử hỏi sức cạnh tranh sẽ như thế nào?
Một ví dụ nữa, khi Amazon bắt đầu từ việc bán sách, thương mại điện tử nhảy vào việc phát triển điện toán đám mây (Cloud) và hiện nay đã chiếm lĩnh khoảng 60% kiến trúc cloud trên toàn cầu; điều này dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về Server IBM được bán ra; vì nhiều khách hàng không cần server đặt tại công ty nữa mà mua dịch vụ chạy trên cloud.
Anh dừng bài viết ở đây, sẽ tiếp tục ở bài sau.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT