10 loại mô hình kinh doanh - Mô hình 1 Localized Low-Cost Business Model
10 LOẠI MÔ HÌNH KINH DOANH
Anh thấy đây là 10 mô hình kinh doanh phổ biến cho các
doanh nghiệp, có thể kham khảo để xem đâu là mô hình phù hợp cho doanh nghiệp của
mình, đặc biệt là các doanh nghiệp startup hay muốn làm mới lại doanh nghiệp của
mình.
Tên mô hình anh sẽ để nguyên tiếng Anh vì dịch sẽ khó theo
đúng nghĩa, tuy nhiên trong khi trình bày anh sẽ mô tả những đặc tính của mô
hình; ai đọc cũng có thể nắm được nội dung của mô hình đó.
Anh cố gắng viết theo cách riêng của mình, có một số ví dụ
và dùng nó như các “trận pháp” để bài viết bớt tính hàn lâm, nhàm chán.
May thay mô hình Canvas bao gồm 9 chìa khóa có thể ứng dụng
làm 9 cửa của trận pháp – dù rằng trận pháp ngày xưa chỉ đơn giản 8 cửa theo
nguyên tắc 8 hướng.
Mỗi một loại hình sẽ có chỗ ứng dụng và lợi thế riêng,
không có loại trận nào là ưu việt tuyệt đối.
Cuối cùng “trận pháp” là “chết” chỉ có con người làm nó “sống”
thế nào đem lại hiệu quả cao nhất.
Có những doanh nghiệp chẳng quan tâm hay thậm chí coi những
thứ này là “lý thuyết” là những chiêu trò “bán sách” thì bỏ qua nhé.
Mô
hình thứ 1: Localized Low-Cost Business Model
Mô hình “trận pháp” này gọi là mô hình chi phí thấp và được
“nội địa hay địa phương” hóa.
- Đặc điểm của trận pháp: tận
dụng tối đa về chi phí sản xuất thấp nhất có thể, dựa vào yếu tố địa phương hóa
các nguyên vật liệu/ linh kiện để giảm giá thành.
- 9 phần của trận pháp này:
· Key
partners:
ü Thiết kế sản phẩm/ dịch vụ: vì cốt lõi giảm
chi phí nên phần thiết kế sản phẩm/ dịch vụ cũng được địa phương hóa.
ü Tiêu chuẩn của sản phẩm/ dịch vụ: cũng là tiêu
chuẩn đáp ứng được yêu cầu tại chỗ địa phương.
· Key
activities:
ü Tối ưu hóa về chi phí nguồn cung ứng.
ü Các hoạt động về tiếp thị và quản lý chất lượng.
· Key
resource:
ü Chú trọng
đến thương hiệu.
è Một số
sản phẩm tại các thị trường khác nhau có thể có chất lượng theo chuẩn khác
nhau/ mô hình này chủ yếu là tiết kiệm chi phí nên việc dựa vào thương hiệu phần
nào đó đọng lại trong đầu khách hàng về sản phẩm và dịch vụ như thế nào.
· Value
proposition:
ü Những sản phẩm thông dụng, giá rẻ.
ü Những tính năng đáp ứng tối thiểu.
ü Các sản
phầm/ dịch vụ tự tạo ra thu nhập và duy trì nó.
è Anh ví
dụ sản phẩm xe máy Honda ngoài việc bán chiếc xe máy, còn các dịch vụ bảo trì
và sửa chữa nữa, các linh kiện phụ tùng được nội địa hóa tối đa giúp giảm chi
phí, bản thân các dịch vụ/ sản phẩm phụ tùng đó tự nó cũng tạo ra thu nhập chứ
không phải chỉ là bán nguyên chiếc xe.
· Customer
relationships:
ü Dịch vụ/ sản phẩm của mô hình này không đáp ứng
các kỳ vọng cao của khách hàng.
· Channels:
ü Sản phẩm/
dịch vụ thông qua các kênh phân phối, đại lý địa phương.
è Ví dụ:
các cửa hàng Head của Honda.
· Customer
segments:
ü Sản phẩm/ dịch vụ đi từ thị trường mới nổi thu
nhập thấp nâng dần lên thị trường có mức thu nhập cao hơn.
è Anh ví
dụ: trước đây trong sản xuất giấy nổi tiếng có giấy Puppy của New Toyo, công ty
này đánh ngay thị trường thành thị. Trong khi đó giấy Saigon không lựa chọn
ngay thị trường là thành thị mà chọn những thị trường thấp hơn, sau đó giấy
Saigon lan dần và hiện giờ có được thị trường rộng khắp.
ü Hoặc thực hiện cách đánh từ thị trường trưởng
thành ở thành thị mở rộng ra các thị trường khác lân cận.
è Anh ví
dụ: từ những quán cà phê nhượng quyền như Viva Coffee ban đầu tập trung cho thị
trường thành phố Sài Gòn, sau lan ra các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương,
Long An …
· Cost
structure:
ü Chi phí thấp.
ü Tận dụng tối đa nguồn lực địa phương.
· Revenue
streams:
ü Giá thấp và khối lượng lớn.
- Kết luận về “trận pháp” này:
Hướng về chi phí thấp – tận dụng tối đa phần
nội địa hóa.
Trận pháp này “liệu cơm gắp mắm”, lấy phần
giá cả thấp và số lượng nhiều để xoay nhanh vòng vốn.
Không đặt nặng về mặt chất lượng cao mà chất
lượng chấp nhận được, chú trọng xây dựng thương hiệu.
Nhận xét
Đăng nhận xét