Những mưu sĩ chọn sai chủ.

 

Cái kết của những mưu sĩ chọn sai chủ.

Phần lớn các cuộc chiến thành bại góp phần không nhỏ của các mưu sĩ. Những người đóng vai trò đưa ra sách lược – người giỏi thì hoạch định được chiến lược lâu dài, còn bình thường là những giải pháp cho từng cuộc chiến, từng cuộc đối đầu.

Các thế lực quân sự ra sức lôi kéo người tài về dưới trướng. Nhưng không nhiều trong số đó làm nên “bá/ đế nghiệp” hoặc các cuộc chiến lâu dài thì cũng không mấy ai được thỏa chí phô diễn được hết tài năng của mình.

Điều này diễn ra rất đỗi bình thường, vì bên cạnh người đứng đầu các thế lực quân sự có rất nhiều mưu sĩ khác nhau – việc chọn lựa được đúng “chủ” cũng góp phần không nhỏ trong việc thể hiện khả năng của mình.

Không thể đem sự thành bại mà luận anh hùng. Nhất là trong bối cảnh “loạn lạc” – minh chủ thì ít mà đất thể hiện cũng không nhiều.

Thư Thụ - Viên Thiệu:

Dâng sách lược bình thiên hạ, Viên Thiệu chẳng thực hiện

Thư Thụ, tự Công Dữ, theo Viên Thiệu từ năm 192 sau khi họ Viên chiếm được Ký Châu. Bi kịch của Thư Thụ là bi kịch của một người tài năng xuất chúng nhưng chọn nhầm chủ. Bởi nếu chủ của Thư Thụ, tức Viên Thiệu, chịu nghe những mưu kế - sách siêu hạng của ông, thì họ Viên sớm đã chiếm được Thiên hạ, chứ không phải chịu kết cục bại vong thảm hại.

Sử chép rằng, sau khi theo Viên Thiệu, Thư Thụ được bổ nhiệm làm Yết giá. Nhân lúc Đổng Trác khống chế Hán Hiến Đế, dời đô từ Lạc Dương về Trường An, Thư Thụ đã hiến sách lược để Viên Thiệu chinh phục thiên hạn như sau:

“Nay tướng quân (Viên Thiệu) đem quân sang phía đông, tất bình định Thanh Châu; vòng sang Hắc Sơn, tất Trương Yên bị diệt; tiến lên hướng bắc, tất Công Tôn tiêu vong; Uy hiếp Nhung Địch, tất Hung Nô phục tùng. Tướng quân sẽ là anh hùng cứu thế, thiên hạ vì nể. Khi đó, tướng quân sẽ rước Hoàng đế từ Trường An về Lạc Dương, khôi phục tôn miếu xã tắc ở Lạc Ấp. Sau đó, kêu gọi thiên hạ đánh kẻ không chịu phục tùng. Với ưu thế chính trị như vậy, ai dám tranh hơn với tướng quân? Chẳng mấy chốc đại sự sẽ thành”.

Hiến kế “cứu giá Vua”, Viên Thiệu không nghe, lỡ thời cơ hiếm có

Tới cuối năm 1995, loạn Lý Thôi – Quách Dĩ ở Trường An, khiến Hán Hiến Đế cùng các quan thần triều đình phải chạy khỏi Trường An, tìm về kinh đô cũ Lạc Dương, tình cảnh nguy cập đói khổ vô cùng, phát thư cứu giá tới khắp các châu huyện. Thự Thu lúc ấy đã lập tức hiến kế với Thiệu thế này:

Từ khi Đổng Trác gây mầm họa lớn, thiên tử lưu ly thất sở, tông miếu bị hủy hoại, các châu quận trong thiên hạ ngoài mặt thì khởi binh cần vương nhưng trên thực tế là mưu tính hại nhau, tranh đoạt địa bàn, tranh đoạt quyền thế, không ai thật sự muốn bảo toàn đất nước, vỗ về dân chúng. Ngài mấy đời đài phụ, vốn có tiếng trung nghĩa, lại thêm châu thành đã định, binh cường sĩ phục, nên xuống phía tây đón đại giá hoàng đế, đưa vào trú ở Nghiệp Đô, như thế có thể khống chế được thiên tử mà lệnh cho chư hầu, tích trữ binh mã để dẹp bọn chưa phục, sau này còn ai chống nổi ngài? 

Viện Thiệu tán đồng ý kiến nhưng vốn là kẻ nhu nhược nên dùng dằng không quyết, sau nghe lời bọn Thần Vu Quỳnh và Quách Đồ mà dứt khoát bỏ qua kế sách bất chấp Thư Thụ liên tục thúc giúc phải nắm lấy thời cơ hiếm có bậc nhất này.

Viên Thiệu biết chuyện thì sự đã rồi, tỏ ra hối hận vô cùng. Nhưng điều đáng nói, bất chấp hai lần không nghe kế của Thư Thụ, lỡ thời cơ bình thiên hạ, Thiệu vẫn chẳng hề tỉnh ngộ, dẫn tới họa diệt thân sau này. Cũng bởi bỏ qua những diệu kế của mưu sĩ đệ nhất Bắc Hà này.

Sớm nhìn được kết cục của Viên Thiệu ở trận Quan Độ

Năm 199, Viên Thiệu tiêu diệt Công Tôn Toản, chiếm thêm U châu, từ đó làm chủ cả Hà Bắc. Có thế lực hùng mạnh, Viên Thiệu muốn khởi binh tấn công Tào Tháo ở Hứa Xương, bèn chọn 10 vạn quân đi nam tiến. Thư Thụ không tán thành.

Thụ khi đó khuyên Viên Thiệu nên cho quân sĩ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng vì vừa chinh chiến nhiều ngày, nếu đánh ngay không có danh nghĩa gì; trong khi tĩnh dưỡng thì dùng biện pháp chính trị: mang thư đến Hứa Xương dâng lên Hiến Đế kể tội Tào Tháo uy hiếp thiên tử để có danh nghĩa nam tiến.

Nhưng hai mưu sĩ khác là Thẩm Phối và Quách Đồ ra sức khuyên Viên Thiệu ra quân. Viên Thiệu nghe theo, xuất quân đánh Tào Tháo. Quách Đồ thấy Thư Thụ có ý kiến trái ngược với mình bèn gièm pha ông với Viên Thiệu. Viên Thiệu sau đó chia quân sĩ sở thuộc của Thư Thụ làm 3 cánh, phân bớt cho Quách Đồ và Thuần Vu Quỳnh nắm giữ, còn Thụ chỉ nắm 1 cánh quân.

Tháng 2 năm 200, đại quân Viên Thiệu xuất phát đi nam tiến. Trước lúc lên đường, Thư Thụ gặp mặt họ hàng, tỏ ý bi quan. Em Thụ là Thư Tông không hiểu, ông khẳng định rằng dù Viên Thiệu mới thắng Công Tôn Toản nhưng sẽ không địch nổi Tào Tháo trong lần ra quân này. Thực tế những dự đoán của Thụ hoàn toàn chính xác.

Viên Thiệu tiến quân đến Bạch Mã và Diên Tân, bị Tào Tháo đánh bại ở Bạch Mã, tướng Nhan Lương bị Quan Vũ giết chết. Thấy quân Tào rút đi, Viên Thiệu muốn vượt sông truy kích. Thư Thụ khuyên Viên Thiệu nên giữ vững Diên Tân và chia quân ra đánh Quan Độ. Viên Thiệu lại không theo.

Đại quân Viên Thiệu vượt sông Hoàng Hà, Thư Thụ buồn bã cho rằng tình hình không thể cứu vãn. Ông bèn cáo bệnh từ chức, nhưng Viên Thiệu không thuận, nổi cơn giận dữ tước hết binh sĩ của Thụ giao cho Quách Đồ quản lý. Quả nhiên sau đó đạo quân do Lưu Bị và Văn Xú đi đánh Tào Tháo lại bại trận, Văn Xú bị giết.

Tào Tháo mang quân về Quan Độ, Viên Thiệu lại dẫn quân truy sát tới Dương Vũ, phía bắc Quan Độ. Lúc này Thư Thụ lại hiến kế: “Chúng ta tuy quân đông nhưng cương dũng quả quyết không bằng quân Tào. Quân Tào lương ít, vật tư cũng không bằng quân ta. Do đó quân Tào lợi về tốc chiến, còn ta lợi về đánh lâu dài. Nên chuẩn bị đánh lâu dài với địch”. Nhưng Viên Thiệu không nghe, lại muốn đánh tốc chiến với Tào Tháo, mấy lần tấn công đều thất bại.

è      Viên Thiệu sẽ không dễ thất bại thậm chí cơ hội làm nên cũng rất cao nếu xét ở khía cạnh tiềm lực quân sự hoàn toàn vượt trội tại thời điểm trước trận Quan Độ.

è      Tính khí và năng lực của Viên Thiệu thấy rất rõ qua những sai lầm và không có tinh thần “học hỏi” từ những thất bại; liên tiếp bỏ qua cơ hội và kết cuộc không còn cơ hội sửa sai.

è      Thư Thụ mặc dù tài cao nhưng “chọn” sai minh chủ nên không những tài năng không được thi triển mà còn có cái kết bi thảm.

è      Nhưng việc “chọn” cũng không dễ dàng – trong vòng xoáy, bản thân cũng quá nhỏ bé để “chọn phe”.

 

Trần Cung và Lữ Bố:

Trần Cung tự Công Đài, là mưu sĩ cho Lã Bố đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Trần Cung người Đông Quận (nay là phía nam huyện Tân, Sơn Đông), tráng liệt, cứng cỏi, trí tuệ hơn người, lại có lòng nhân nên những kẻ sĩ nổi danh trong nước đều đến kết giao.

Khi loạn lạc nổi ra, Trần Cung lúc đầu theo Tào Tháo vào khoảng năm 190. Công lao nổi bật nhất của Trần Cung dưới trướng Tào Tháo là lấy được Duyện Châu bằng con đường giao thiệp. Đây là một bước đi chiến lược cho sự gia tăng quyền lực của Tào Tháo về sau.

Tào Tháo làm thứ sử Duyện châu, mang quân sang Từ châu đánh Đào Khiêm vì cho rằng Đào Khiêm gây ra cái chết của cha mình là Tào Tung. Năm 194, thấy Tào Tháo tàn sát nhiều người vô tội ở Từ châu, Trần Cung thất vọng vô cùng nên quyết định bỏ họ Tào. Sau Cung theo Lã Bố giúp Bố lừa Lưu Bị đánh úp lấy Hạ Bì, chiếm Duyện Châu.

Trần Cung hay bày kế giúp Lã Bố nhưng đáng tiếc Bố thường không theo kế của ông nên cuối cùng phải chịu họa diệt thân. Năm 198, Tào Tháo khởi đại quân đến giúp Lưu Bị đánh Từ châu. Cung khuyên Lã Bố đem quân kỵ ra chặn đường vận lương của Tào Tháo còn ông và Cao Thuận hợp sức giữ thành. Nhưng Bố nghe lời dèm pha của vợ, chần chừ không quyết định để lỡ mất thời cơ.

Quân Tào đến vây áp thành Hạ Bì. Trần Cung khuyên Lã Bố: “Tướng quân đem quân bộ kị ra đóng đồn gây thanh thế ở ngoài, còn Cung đem quân còn lại đóng giữ ở trong. Nếu Tào Tháo hướng đến tướng quân thì Cung dẫn quân ra đánh mặt sau; còn nếu đến công thành thì tướng quân đánh cứu ở ngoài; như thế không quá một tuần thì lương thực của Tào Tháo tất hết, sẽ đánh phá được thôi". Lã Bố cho là phải, định thi hành, nhưng sau lại nghe lời vợ, nên không dùng kế của Cung.

Thành Hạ Bì bị vây bức trong 2 tháng, đến tháng thứ ba Tào Tháo cho khơi sông Nghi và Tứ, làm ngập lụt cả Hạ Bì, quân Viên Thuật thì không đến cứu. Tình hình nguy cấp, các thuộc tướng của Lã Bố chia rẽ. Ba tướng Hầu Thành, Tống Hiến, Ngụy Tục bắt trói Trần Cung rồi đem quân bản bộ ra hàng Tào. Lã Bố chạy lên lầu Bạch Môn rồi cuối cùng cũng bị quân Tào vây ngặt phải đầu hàng.

è      Lữ Bố nếu nghe theo kế sách của Trần Cung thì cục diện đã khác.

è      Trần Cung cũng không có cơ hội để chọn lựa “minh chủ”. Chỉ trong tình thế làm hết sức mình có thể.

Ngày nay việc nhân tài về đầu quân cho các công ty/ tập đoàn làm sao?

Bất kỳ cuộc “giao dịch” nào thành công cũng do 2 phía, không thể 1 phía được mà gọi là giao dịch thành công.

Ngày nay việc tuyển dụng và dùng người cũng như vậy. Nếu không có sự trân trọng và xuất phát từ 2 phía thì giao dịch không thành công hoặc không lâu bền.

Ngoài những yêu cầu về công việc – nhiệm vụ - chế độ đãi ngộ ra cái mà tôi muốn nhấn mạnh chính là GIÁ TRỊ.

Giá trị cũng phải đến từ 2 phía:

Phía doanh nghiệp:

-        Trao cơ hội. Như Steve Jobs nói với J.Sculley “Bán nước ngọt cả đời hay cùng thay đổi thế giới?”

-        Tạo điều kiện để ai cũng “Có chỗ đứng” (đừng đọc láy).

-        Sự cộng tác đôi bên cùng có lợi.

-        Được “Làm việc” chứ không phải “Làm khó nhau”.

-        Thu hút nhân tài hơn là tuyển dụng.

-       

Phía người lao động:

-        Bán giá trị “bản thân” – giá trị này góp 1 phần cho giá trị của doanh nghiệp (không dừng lại ở tác vụ, mô tả công việc).

-        Tôn trọng màu cờ sắc áo là sự “chuyên nghiệp”.

-        Lòng biết ơn đối với cơ hội được trao.

-       

Ngày nay việc chọn lựa và thay đổi dễ dàng hơn trong bối cảnh của Thư Thụ hay Trần Cung, và “cái kết” bản thân mình nắm giữ phần lớn.

Tóm lại nếu doanh nghiệp không thu hút, không giữ được người tài thì trước tiên phải xem lại chính doanh nghiệp mình (chịu trách nhiệm chính là CEO như Viên Thiệu hay Lữ Bố). Còn người lao động chỉ chăm bẳm vào việc “trục lợi” làm việc “cầm chừng” như vậy không những làm thiệt hại cho doanh nghiệp mà đánh mất giá trị bản thân. Khi giá trị bản thân không có thì đi đâu cũng vậy thôi vẫn là “vô giá trị”. Ai từng áy náy khi bản thân không được làm? Tại sao Thư Thụ hay Trần Cung tất nhiên hiểu được tính của Viên Thiệu – Lữ Bố nhưng vẫn “hiến mưu” và áy náy khi “công việc” không thành – đó chính là giá trị của mình.

 

 


 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT