Tư duy người giàu phương Tây

 




Hôm nay anh lại kể một chuyện về tư duy suy nghĩ của các tỷ phú phương Tây cụ thể là Mỹ khác biệt so với tư duy các tỷ phú Á Đông.
Người Châu Á vốn có những suy nghĩ kiểu cha truyền con nối, và phần lớn tài sản của họ sẽ được đưa ra phân chia cho các con và giúp con của họ sống trong đống vàng ngay từ trong bọc. Họ mang trọng cái việc kế thừa cơ nghiệp. Và rất ít chia sẻ ra bên ngoài. Họ hay có tư duy nắm giữ những bí mật kinh doanh, bí mật về các công thức sản phẩm, các bí quyết “gia truyền” và thường các tập đoàn này mang hơi hớm gia đình trị, mặc dù nó có quy mô rất lớn.
Người Châu Âu, Mỹ họ lại có những suy nghĩ khác, phần nhiều ý nghĩ về cha truyền con nối không bắt buộc và quan trọng, vì họ xem trọng sự lựa chọn cá nhân. Ngay cả tài sản thì họ cũng thoáng hơn, có nhiều người không giành hết tài sản để lại cho con cái mà họ thành lập các quỹ phát triển, các quỹ nghiên cứu, các trường đại học, các giải thưởng để khuyến khích những giá trị đóng góp cho xã hội, cho cộng đồng và cho nhân loại. Một mặt khác họ muốn con cái họ có một suy nghĩ đúng đắn hơn về cuộc sống bằng cách tạo điều kiện cho phát triển nhưng không đồng nghĩa với việc bao bọc và chu toàn theo kiểu “con vua thì lại làm vua”.
Anh đưa ra 1 ví dụ và lối suy nghĩ rất lạ và hay của giới tỷ phú Mỹ mới đây. Khoảng 30 tỷ phú Mỹ đã ký vào một thỉnh nguyện thư (một loại thư để xuất cho chính phủ về 1 điều gì đó). Đó là gì? Chính là họ yêu cầu được đóng thuế nặng hơn. Tại sao họ hành xử lạ như vậy, trong khi những người khác chỉ muốn “trốn thuế” hoặc đóng thuế càng ít càng tốt?
Em biết không đó chính là tư duy theo cách người giàu, với họ đã có rất nhiều tiền nên giá trị của tiền được họ nhìn nhận một cách rất khác so với người thường.
Anh sẽ lý giải, họ nói rằng chúng tôi mang nợ những con người ở “tuyến đầu” trong cơn dịch Covid này, những người đó bao gồm bác sĩ, y tá, những nhân viên y tế, các con người làm nhiệm vụ ngăn chặn mầm bệnh, các công nhân viên vẫn phải đương đầu với dịch bệnh trong khi vẫn hàng ngày đi đến công sở, các hoàn cảnh các nước nghèo phải đối diện với những bất ổn, những thiếu thốn, trẻ em phải gánh chịu đầu tiên về những thứ như vậy. Cho nên chúng tôi ngoài có tiền và có rất nhiều tiền ra chúng tôi không trực tiếp cống hiến và rơi vào những hoàn cảnh khó khăn như vậy, cho nên chúng tôi viết thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ đánh thuế thật nặng những thành phần như chúng tôi sẳn sàng để chi trả.
Em thấy không đó chính là một giá trị nhân văn, họ xem trọng con người, xem trọng những giá trị của con người hơn những thứ tài sản.
Và chính vì những suy nghĩ như vậy họ mới giàu. Đơn giản họ biết rằng nếu họ có thêm thật nhiều tiền về cá nhân của họ cũng chẳng thể hạnh phúc hơn, tập đoàn họ không vì những giá trị đó mà giàu hơn, nhưng nếu họ sẻ chia những thứ tài sản đó cho xã hội, cho cộng đồng và cho Ngân sách quốc gia thì số tiền đó sẽ phục vụ lại cho toàn dân Mỹ, những người đó sẽ có điều kiện tốt hơn và họ lại vực dậy nền kinh tế, cũng như tạo điều kiện để họ đi làm trở lại nhanh hơn, điều đó có phải tốt hơn nhiều so với việc khư khư giữ tiền và trông tất cả xung quanh khó khăn, và điều đó cũng sẽ làm cho kinh tế suy sụp và nó ảnh hưởng đến sự nghiệp kinh doanh của họ còn nhiều hơn.
Anh giải thích thêm 1 ý nữa là tại sao họ không dùng tiền đó để từ thiện. Vì từ thiện vốn là 1 nhóm nhỏ, 1 đối tượng nhỏ cụ thể nào đó, nó chỉ mang tính cách vi mô mà thôi, họ dư sức làm chuyện đó. Cụ thể là Jeff Bezos ông chủ của tập đoàn Amazon đã làm từ thiện 2 tỷ usd trong thời kỳ dịch lan tràn. Nhưng cái đó là chưa đủ họ cần đóng thuế thì số tiền ấy rót thẳng vào ngân khố quốc gia, nơi mà tiền của họ được dùng cho toàn bộ xã hội con người Mỹ, cũng như các chính sách của Mỹ mở rộng ra cho các nước nghèo, nơi mà trẻ em đang hứng chịu mọi thứ từ những quốc gia có nền chính trị và những lãnh đạo tham lam, độc ác.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT