HÀNH ĐỘNG LIÊM CHÍNH - ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Đỗ Ngọc Minh


Case study: Hành động liêm chính đôi khi bị xem là thiếu "khôn ngoan".
Công ty sản xuất chất đốt bằng trấu ép muốn bán cho công ty B.
Công ty B đưa ra các điều kiện về đấu thầu xyz ...
Công ty A biết rằng ngoài công ty của mình ra thì có các công ty khác C, D, F ... tham gia bỏ thầu.
Ngoài vấn đề cạnh tranh về giá, về chất lượng sản phẩm, về quy mô sản xuất, về vận chuyển dịch vụ vv... còn 1 vấn đề "không nằm trong luật" là "lót tay" cho ít nhất là bộ phận phụ trách mua hàng của công ty B.
Giả dụ người phụ trách bán hàng của A "liêm chính" không thực hiện hành động "lót tay" đó và không ký được hợp đồng mặc dù các điều khoản của công ty A rất tốt.
Hành động này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề.
Công ty A: hành động liêm chính kia có đáng "lên án" hay "tuyên dương" -> khi xung quanh tồn tại những thứ (chi phí ngoài danh sách không thể kê khai) thì công ty A sẽ giải quyết như thế nào?
Công ty B: tính thiếu minh bạch, thiếu kiểm soát trong đấu thầu có thể gây ra một số thiệt hại cho chính công ty B do đánh mất những nhà cung cấp tốt mà không "lót tay". Vậy công ty B giải quyết vấn đề này thế nào?
Các công ty C, D, F cũng sẽ tham gia vào cuộc đua giành hợp đồng bằng mọi giá? tạo ra môi trường "luật bất thành văn" và đưa điều này vào điều kiện cạnh tranh bán hàng?
"Đạo đức " phải chăng là một vấn đề khó để nói và nó có đồng nghĩa với kết quả mang lại?
Phải chăng đó chỉ là chính mỗi con người đưa ra cái "chuẩn mực" cho mình. Còn đối với bên ngoài thì việc đạo đức hay không, phải chăng được đưa ra khi bị lộ.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT