Lính đánh thuê. Train the trainer. Phương pháp đào tạo - COACHING - MÔ HÌNH THỨ 3: O.S.K.A.R
Mô hình O.S.K.A.R
Mô hình OSKAR, tìm cách nhấn mạnh tiến độ và mặt
tích cực trong nỗ lực của đội ngũ.
Giống như nhiều mô hình, người được huấn luyện
hiểu được cách thu hẹp “khoảng cách” GAP, giữa vị trí hiện tại của họ và mong
muốn trong tương lai.
Được phát triển bởi Mark McKergow và Paul Z.
Jackson vào năm 2002, khung mô hình huấn luyện đơn giản bao gồm 5 bước đơn giản:
o
Outcome –
Kết quả:
Trọng tâm
của giai đoạn đầu tiên của mô hình huấn luyện OSKAR là người được huấn luyện hiểu
và có thể viết ra những kết quả mong muốn.
Huấn luyện
viên – Coach sẽ đưa ra những câu hỏi sau:
-
Bạn muốn đạt được những gì?
-
Một số mục tiêu bạn đang muốn đạt được là gì?
-
Kết quả lý tưởng của buổi huấn luyện này là
gì?
-
Bạn muốn tập trung cải thiện điều gì?
-
Làm thế nào bạn sẽ biết bạn đang tiến bộ?
-
Điều đạt được này trông như thế nào?
o
Scale – Phạm
vi:
Trong giai đoạn thứ hai của mô hình huấn luyện
OSKAR, huấn luyện viên tìm cách giúp người được huấn luyện nhận ra và điều chỉnh
mục tiêu của họ thành những kỳ vọng thực tế.
Để làm điều này, huấn luyện viên sử dụng thang
điểm 1-10 và chỉ cần yêu cầu người được huấn luyện đánh giá mức độ gần đạt được
mục tiêu của họ.
Một số câu hỏi đặt ra như sau:
-
Nếu thang điểm được cho từ 1 đến 10 thì bạn đánh
giá hiện nay bạn ở mức điểm nào từ 1 đến 10?
-
Những tiêu chí nào để bạn cho điểm?
-
Với những mức điểm như vậy thì nếu đạt được thì
sẽ như thế nào?
o
Know –
How; Biết – Làm thế nào?
Trong giai đoạn thứ ba của mô hình huấn luyện
OSKAR, huấn luyện viên giúp người được huấn luyện xác định các kỹ năng và nguồn
lực cần để đạt được mục tiêu.
Người được huấn luyện phân tích và đánh giá các
kỹ năng hiện tại của họ để xác định những gì họ cần phải phát triển. Như vậy giúp
hình thành một kế hoạch hành động sơ bộ giúp người được huấn luyện đạt được mục
tiêu của mình.
Người huấn luyện sẽ hỏi một số câu:
-
Bạn cần đạt những kỹ năng gì?
-
Bạn cần học thêm những gì?
-
Bạn cần những hỗ trợ nào để đạt được mục tiêu?
Bạn có biết những hỗ trợ ấy hay không? Ai hay công cụ nào có thể làm điều này?
-
Nguồn lực nào giúp bạn đạt được mục tiêu?
o
Affirm
& Action – Sự khẳng định và hành động:
Trong giai đoạn thứ tư của mô hình huấn luyện OSKAR, người được huấn
luyện sẽ đưa ra hiện trạng của họ - mục tiêu để đạt được và hướng giải quyết.
Trọng tâm trong giai đoạn này là giúp người được huấn luyện suy
nghĩ về những gì đang hoạt động tốt và những gì họ sẽ tiếp tục làm để đạt được
mục tiêu của mình.
Do đó, các huấn luyện viên sẽ tập trung vào việc giúp lập kế hoạch
cho các hành động mong muốn mà người được huấn luyện muốn đạt được.
Người huấn luyện sẽ đưa ra một số câu hỏi sau:
-
Điều gì đang làm mà bạn đánh giá đang làm tốt?
-
Theo bạn điều gì làm cho kết quả tốt hơn bây
giờ?
-
Bạn muốn thay đổi điều gì không?
-
Điều gì bạn cần phải thay đổi đầu tiên? Thay đổi
đó như thế nào?
-
Bạn hãy đưa ra các bước thực hiện – hành động
của mình để đạt được mục tiêu.
o
Review – Đánh
giá
Trong giai đoạn này huấn luyện viên sẽ giúp người
huấn luyện đánh giá kết quả đạt được ở từng bước hành động. Giải thích và giúp
người được huấn luyện nhìn nhận ra những tiến bộ, những thay đổi.
Người huấn luyện sẽ hỏi một số câu sau:
-
Bạn đã thực hiện những bước nào để hiện thực
hóa mục tiêu của mình?
-
Bạn đã làm bất cứ điều gì khác so với lần làm
việc gần nhất.
-
Bạn đã dừng những thói quen (hoặc cách làm việc)
cũ nào?
-
Bạn cảm thấy thế nào về sự tiến bộ hiện tại của
mình?
-
Bạn làm điều gì mới tiếp theo?
Xem hình 10 câu hỏi của mô hình OSKAR:
Nhận xét
Đăng nhận xét