BỨC TRANH TỔNG THỂ CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG TRONG DOANH NGHIỆP
Góc
nhìn khách quan về bức tranh doanh nghiệp:
Những công ty lớn với bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả, một số
nhân sự kém động lực, một số quy trình, cơ chế hoạt động đã không còn đáp ứng
được nhu cầu phát triển. Khi đó thách thức bắt đầu giữa việc duy trì hoạt động
và thực hiện tái cấu trúc.
Khi đó tầm nhìn của CEO đóng vai trò quan trọng, then chốt
trong việc tổ chức lại bộ máy, xây dựng lại văn hóa doanh nghiệp.
Bắt đầu từ đâu?
Bắt đầu từ khâu nào?
Thời gian dự tính bao lâu?
Nguồn lực nào để thực hiện?
…
Đó là những câu hỏi chính đặt ra cho CEO.
Cách nhìn nhận và xử lý vấn đề của từng CEO sẽ khác nhau,
nó phụ thuộc vào phong cách lãnh đạo, cá tính và tầm nhìn của CEO trong từng
hoàn cảnh cụ thể. Đó cũng chính là sự khác biệt.
Góc độ
bên trong:
CEO cần xác định rõ được
- Mình
đang có gì.
- Minh
đang đứng ở đâu.
- Mình
mong muốn điều gì, trong bao lâu.
- Làm thế
nào để đạt được điều mình muốn
Góc độ
bên ngoài:
- Tình
hình cạnh tranh.
- Các đối
thủ như thế nào
- Yếu tố
môi trường.
Một doanh nghiệp trải qua 4 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn cần
phải có chiến lược thực hiện đúng đắn.
Giai
đoạn 1: đây là giai đoạn tồn tại
Đây là giai đoạn tập trung cho bán hàng, vì đây là sự tồn tại,
bán hàng mới đem lại nguồn thu, từ nguồn thu ấy mới có thể duy trì doanh nghiệp,
đồng thời mới có thể chuyển đổi vài phát triển ở các giai đoạn sau
Việc cần làm ở giai đoạn này:
- Hiểu
rõ khách hàng
- Xây dựng
mô hình bán hàng.
- Nhân sự
bán hàng bao gồm cần đội ngũ như thế nào để đáp ứng được nhu cầu, số lượng bao
nhiêu? Chế độ lương thưởng thế nào?
- Chú trọng
đến nhân sự.
Kế hoạch ở giai đoạn này được đặt ra nhưng đó chưa phải là
một kế hoạch chính xác và đúng ngay từ đầu, sẽ có thể phải hiệu chỉnh liên tục,
con người ở giai đoạn này ra vô liên tục do phải sàng lọc và đặt tính hiệu quả
tức thì lên cao nhất.
Vì mục tiêu là tồn tại nên các kế hoạch nên dừng ở mức độ
ngắn hạn.
Chấp nhận sai và chỉnh sửa cho phù hợp
Giai
đoạn 2: đây là giai đoạn chuẩn hóa
Đã qua giai đoạn tồn tại, có khách hàng, có doanh thu, chi
phí và nhân sự đã ở mức độ tạm ổn.
Tại thời điểm này có thể biết được tương đối bức tranh toàn
cảnh của doanh nghiệp.
Bây giờ là lúc mình (CEO, công ty) muốn gì? Áp doanh thu
như thế nào?
Khi đó “luật chơi” được đưa ra rất rõ ràng.
CEO đưa ra luật chơi, tạo điều kiện cho các phòng ban, đặt
rõ yêu cầu, các hạn mức, chính sách, thưởng phạt rất rõ ràng.
Các trưởng bộ phận nhận lấy mục tiêu/ luật chơi từ CEO đưa
xuống, sẽ họp bàn với các nhân viên của mình để đưa ra 1 kế hoạch thực thi; sau
đó sẽ họp lại với CEO về kế hoạch này, nhằm thống nhất được mục tiêu và cách thực
hiện.
CEO sau đó chỉ quản lý dựa vào mục tiêu và các nắm các trưởng
phòng ban để hiệu chỉnh và hỗ trợ.
Các trưởng bộ phận phải có kế hoạch và thực thi phân bổ
công việc cho các nhân sự trực thuộc, kiểm tra, đánh giá, đôn đốc nhân viên thực
hiện sao cho đạt mục tiêu đề ra.
- Chiến
lược rõ ràng.
- Quy
trình được chuẩn hóa.
- KPIs -
OKRs
- Chính
sách lương/ thưởng/ đãi ngộ.
- Xây dựng
hệ thống CNTT hỗ trợ (phần xây dựng kế hoạch CNTT).
Giai
đoạn 3: giai đoạn tối ưu
Một khi đã chuẩn hóa rồi, các chính sách và hạ tầng, con
người đã đáp ứng được rồi thì bước sang giai đoạn tối ưu.
Tối ưu không nên nghĩ nó là một giai đoạn để cắt bỏ nhất là
về mặt nhân sự, mà nên hiểu rộng là với những gì tồn tại làm cho nó tốt hơn.
Giống như quy trình vậy, không thể cứ giữ mãi 1 quy trình
thực hiện mà xem chúng là bất biến.
Tối ưu cũng không nên nghĩ đơn thuần là bớt đi giai đoạn, bớt
đi các bước là tối ưu. Mà phải nghĩ rằng tối ưu phải mang một hình ảnh lớn hơn,
toàn diện hơn. Vì có khi bớt đi giai đoạn của 1 công việc nào đó mà lại phát
sinh thêm nhiều thứ phải giải quyết thì đó có còn gọi là tối ưu?
Tối ưu hóa cũng không phải là làm vắt kiệt sức “bộ máy” của
mình. Thậm chí còn phải nâng cấp nó lên, để hoạt động tốt hơn đem lại nhiều lợi
ích hơn, đem lại nhiều giá trị hơn.
Về mảng CNTT có thể nói đây cũng là giai đoạn không những
là số hóa mà còn chuyển đổi số. Một số nhầm lẫn giữa số hóa và chuyển đổi số.
Trong khi số hóa doanh nghiệp có thể đã thực hiện ở bước 2,
mọi thông tin doanh nghiệp được chuyển sang dạng số, ví dụ cụ thể như hạn chế về
mặt giấy tờ, các hoạt động doanh nghiệp đã chạy trên nền tảng CNTT hỗ trợ về mọi
mặt, hệ thống hoạch định nguồn lực ERP đã được vận hành.
Giai đoạn chuyển đổi số là giai đoạn khác, có thể nói lúc
này là bước tiếp cận thời đại 4.0; đặc biệt “dữ liệu” không còn là dạng thông
thường nữa mà nó “thông minh” hỗ trợ cho việc ra quyết định, nắm bắt hành vi,
thói quen của đối tượng muốn nghiên cứu như khách hàng, nhân viên …các thiết bị
kết nối với nhau “vạn vật kết nối”. Một phần nữa là những bước tiến yêu cầu về
mặt công nghệ sinh học. (ví dụ một loại sơn thông minh giúp hấp thụ nhiệt độ
tùy theo môi trường chẳng hạn, vào mùa hè sẽ làm cho mát hơn và mùa đông sẽ làm
cho ấm hơn, hoặc giả dụ bản thân sơn nó có khả năng kháng khuẩn giúp bền màu
hơn trước thời tiết).
Giai
đoạn 4: tự động hóa
Giai đoạn này mọi thứ hoạt động vào guồng, máy móc đã có thể
thay thế con người ở phần lớn những công đoạn trước đây phải làm thủ công.
Phần mềm có thể hỗ trợ ra quyết định một cách nhanh chóng,
chính xác, vì khi dó những thông tin “biết nói”, được sàng lọc và tối ưu hóa
theo ý đồ của người nhận thông tin.
Một số
vấn đề thực tế:
Bán
hàng:
- Tìm kiếm
đúng người trong mỗi giai đoạn là cần thiết. Cụ thể khi doanh nghiệp ở giai đoạn
1 thì cần đội ngũ sale thực chiến cao, miễn sao đem lại lợi nhuận tức thì. Kế
hoạch là những thứ ngắn hạn dễ hiểu, thực thi ngay không phải nói nhiều.
- Chính
sách về lương / thưởng là một điều tối quan trọng. Tính hợp lý thể hiện ở điều
này, vừa áp được doanh số hợp lý so với thực tế, vừa đảm bảo tinh thần bán
hàng, lại hợp lý so với thị trường.
- Thực tế
tìm được người tâm huyết đi cùng doanh nghiệp không dễ, đòi hỏi cả sự phù hợp với
triết lý kinh doanh, tầm và tâm của đội ngũ lãnh đạo mà ở đây chính là vai trò
CEO.
- Tổ chức
mô hình sale lại là 1 bài toán khác, tùy theo giai đoạn và sự tập trung vào những
thị trường trọng điểm mà tổ chức mô hình có thể khác nhau; nhưng cho dù thế nào
ở giai đoạn nào điều cần thiết là tìm đúng người “thủ lãnh” sale.
Và tiếp theo là mối liên kết giữa lương/
thưởng và đánh giá nguồn lực.
Tiếp
thị:
- Đây là
một bộ phận mà doanh nghiệp cảm thấy “khó xử” nhất, vì những tính chất, tiêu tiền
cho marketing thì bao nhiêu cũng hết, mà hiệu quả thì khó mà thấy ngay được.
- Nhưng
phải nói thẳng rằng nếu không có công tác marketing thì sẽ không bán được hàng.
Chính marketing làm nhiệm vụ “kéo” khách hàng và sale làm nhiệm vụ “đẩy” hàng.
- Việc
không có marketing hỗ trợ giống như việc “nướng quân”, khi đổ bộ vào một trận
chiến mà không có những thông tin về nơi mình đổ bộ, thói quen và hành vi của
khách hàng. Ngay cả những yếu tố văn hóa vùng miển cũng là yếu tố kiên quyết để
tiếp cận, để bán được hàng hay không.
- Bài
toán khó nhất là marketing thế nào là hiệu quả? Đánh giá thế nào? Bao lâu thì
đo được kết quả? Sự phối hợp giữa marketing và sale có được rõ ràng không?
- Là một
câu chuyện dài, liên quan đến xây dựng thương hiệu, hình ảnh và cả một bài toán
lớn khác chính là văn hóa doanh nghiệp.
- Vậy
doanh nghiệp cần 1 marketing director đáp ứng được, hiểu được chiến lược của
doanh nghiệp, đưa ra chiến lược marketing rõ ràng, hiệu quả, có con số đo lường
cụ thể, có mốc thời gian, hệ thống kiểm soát và đánh giá về các hoạt động, thu
thập thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời.
Chăm
sóc khách hàng:
- Ngày
tôi còn làm ở Viettel, bộ phận CSKH thường được gọi vui là “thùng rác”; bộ phận
CSKH phải nhất định hiểu được yêu cầu của nghề nghiệp chính là “phục vụ”.
- Một số
doanh nghiệp không xem trọng lắm công tác CSKH, nhưng đó là một sai lầm không
thể sửa chữa, vì phần lớn khách hàng sẽ giả từ doanh nghiệp đó mà không để lại
nội dung nhắn gởi gì, chỉ vì dịch vụ CSKH không tốt.
- Điểm mấu
chốt của đội ngũ CSKH chính là tinh thần phục vụ, thậm chí người đứng đầu bộ phận
CSKH phải đánh giá được giá trị nào quan trọng hơn giữa việc tuân thủ chính
sách và phá vỡ nó như một ngoại lệ nhưng đem lại lợi ích và giá trị lớn cho
công ty.
- Ở bộ
phận này cần quy định rất rõ điều gì làm / điều gì không làm (hoặc phải chuyển
lên cấp trên giải quyết); có những cam kết trong phục vụ (CNTT gọi là SLA).
Kế
toán – Tài chính:
- Một vị
trí quan trọng trong một công ty là giám đốc tài chính CFO.
- CFO chịu
trách nhiệm huy động và sử dụng các nguồn lực về tài chính, tài sản doanh nghiệp
trong từng chu kỳ. Chức năng tài chính liên quan đến các hoạt động khác trong
doanh nghiệp, quyết định tính khả thi, tính hiệu quả của chiến lược và chính
sách của công ty.
- CFO chịu
trách nhiệm đảm bảo nguồn vốn, hiệu quả tài chính và thanh khoản, khả năng chi
trả nợ của doanh nghiệp.
- Giám đốc
tài chính không những phải nắm vững nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải am hiểu
ngành nghề kinh doanh, am hiểu môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư. Dựa
trên những yếu tố đó CFO tư vấn cho CEO và hội đồng quản trị các phương án liên
quan đến tài chính, các danh mục đầu tư. Đánh giá được mức độ rủi ro của tài
chính, đánh giá được hiệu quả của các vụ đầu tư của doanh nghiệp.
Nhân sự:
- Trong
các nguồn lực thì nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng nếu không muốn nói là
quan trọng nhất. Vì tất cả những chiến lược, những sáng kiến, những phát triển
của doanh nghiệp đều do nguồn nhân lực mà ra.
- Nguồn
nhân lực tốt giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh rất lớn. Việc xây dựng
văn hóa chính là xây dựng môi trường làm việc, xây dựng cách ứng xử,…cũng chính
là khía cạnh HR.
- Chính
sách HR tốt là chìa khóa trực tiếp cho doanh nghiệp.
- Sau
đây là 8 chức năng của HR:
1. Hành chánh (có thể tách ra không thuộc
nhân sự cũng được) - - Administration
2. Tuyển dụng - Hiring
3. Đào tạo - Training
4. Quản lý hiệu suất - Performance
management
5. Phát triển và giữ người - Talent
management
6. Lương và phúc lợi - Compensation &
Benefit
7. Văn hóa doanh nghiệp và gắn kết -
Culture & Engagement
8. Xây dựng tổ chức/ chiến lược -
Organization Development/ HR strategy.
Thu
mua – Cung ứng:
- Đem lại
lợi thế cho doanh nghiệp về đầu vào bằng các chính sách thu mua hợp lý, thông
minh sẽ là một nguồn lợi rất lớn cho doanh nghiệp.
- Vấn đề
không chỉ là mua rẻ, mà còn chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, chất lượng
về nhà cung cấp.
- Thu
mua không những giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm những nhà cung cấp có giá trị mà
còn giúp cho doanh nghiệp dễ trong vấn đề quản trị điều hành, khi mà mua sắm đã
qui vào một mối.
- Thu
mua còn liên quan đến vấn đề kho vận và cả chuỗi cung ứng. Một khi doanh nghiệp
phát triển lớn mạnh thì đây là bộ phận giúp doanh nghiệm tiết kiệm chi phí, tối
đa hóa các hoạt động kho vận và cung ứng hiệu quả.
Sản xuất:
- Giám đốc
sản xuất CPO, chịu trách nhiệm về sản phẩm, sản lượng, chất lượng, tiến độ sản
xuất, giá thành, an toàn lao động trong nhà máy.
- Về sản
lượng CPO chịu trách nhiệm bảo đảm số lượng sản xuất theo đúng kế hoạch và đáp ứng
đủ năng lực sản xuất phù hợp với công suất nhà máy.
- Đối với
những đơn hàng lớn thì CPO sẽ tìm giải pháp đáp ứng bằng những cách kết hợp với
những đơn vị khác, hoặc tăng cường chạy hết công xuất …
- Về chất
lượng CPO phải đảm bảo đúng với chất lượng được yêu cầu, hạn chế tối đa các
hàng bị lỗi
- Về mặt
giá thành, CPO đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá thành chi phí thấp
nhất có thể, trong đó có các chỉ số quan trọng như tiêu hao nguyên vật liệu,
năng lượng sử dụng, giá của nhân công trên sản phẩm …
- Về mặt
an toàn lao động thì CPO phải đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn trong nhà máy,
các yêu cầu về phòng cháy, tuân thủ các quy trình, quy định về an toàn lao động.
Tham gia đầy đủ các khóa huấn luyện cho toàn nhà máy về an toàn lao động. Ngoài
ra phải quản lý, kiểm tra các vấn đề liên quan đến an toàn như trang thiết bị,
quần áo, giày bảo hộ … Các điều kiện về môi
trường làm việc, điều kiện vệ sinh…
Công
nghệ thông tin:
Hệ thống CNTT như mạch máu trong cơ thể vậy, vận chuyển, xử
lý thông tin từ các phòng ban, liên kết các nghiệp vụ từ các phòng ban với
nhau. Ban giám đốc sẽ dễ dàng theo dõi tình hình kinh doanh, các chỉ số từ các
phòng ban một cách nhanh chóng, chính xác ngay tại thời gian thực.
Doanh nghiệp không thể đứng ngoài, với cách làm thủ công bỏ
qua công nghệ sẽ khó mà tạo ra lợi thế cạnh tranh. Nhưng xây dựng công nghệ có
hiện đại nhưng lại không đáp ứng nhu cầu thực tế hay con người không ứng dụng
được thì CNTT sẽ là gánh nặng.
Nên phải có lộ trình thật rõ ràng, đầu tư cái nào trước,
cái nào sau, phần con người vừa phải thay đổi tư duy cũ để làm việc trên hệ thống
mới, vừa đào tạo và sàng lọc cho phù hợp.
Vai trò của người trưởng IT phải hiểu được yêu cầu chiến lược
của công ty. Từ đó đưa ra kế hoạch đáp ứng yêu cầu đó, theo có lộ trình, có giải
pháp, có người thực hiện, đánh giá và điều chỉnh.
Chuyển
đổi số:
Trong thời đại hiện nay chuyển đổi số được nhìn thấy rất
nhiều trên các phương tiện truyền thông, trên các diễn đàn thôi đủ cả. Nhưng để
hiểu rõ chuyển đổi số như thế nào? ứng dụng nó ra sao? Các mức độ nào cho doanh
nghiệp thì quả thật là câu chuyện khá mù mờ. Thậm chí hiểu sai hoặc lầm tưởng
khái niệm chuyển đổi số với số hóa, với ứng dụng nào đó, hay thậm chí là với
ERP …
Ở góc độ cá nhân tôi tạm chia chuyển đổi số ở 3 tầng.
Tầng 1 cấp vĩ mô: tức là cấp Quốc gia. Chính phủ có những
định hướng về thế mạnh của quốc gia trong việc chuyển đổi số - tận dụng những
thế mạnh ví dụ như nguồn nhân lực, vị địa thế cảng biển, vv… Cần có luật rõ
ràng, các hỗ trợ về mặt chính sách, về thuế, về các nguồn lực giúp cho doanh
nghiệp, cá nhân dễ dàng có thể thực hiện. Bên cạnh đó là việc đi đầu trong phát
triển hạ tầng, các cổng thông tin, hành chính số.
Tầng 2 cấp độ doanh nghiệp: tức là các tổ chức kinh
doanh. Tùy theo mức độ cần thiết, tùy theo ngành, tùy theo nguồn lực và sự đáp ứng
của các doanh nghiệp khác nhau mà có thể ứng dụng một phần hay toàn bộ (tôi sẽ
nói rõ hơn ở phần sau).
Tầng 3 cấp độ cá nhân: trước tiên cần hiểu về chuyển đổi
số là gì, giúp gì cho bản thân của mình, cho các hoạt động nâng cao việc phát
triển bản thân cũng như kinh doanh cá thể. Ví dụ như số hóa CV, các khóa đào tạo,
các trải nghiệm được ghi nhận, được đánh giá vv…
Trong bài này tôi chỉ đề cập đến tầng 2 – cấp độ doanh nghiệp.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì?
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là việc doanh nghiệp áp dụng
công nghệ số để cải thiện, nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả trong quản lý
và cả năng lực nhân viên nhằm đem lại lợi thế cạnh tranh trên thương trường.
Chuyển đổi số có ảnh hưởng gì?
Chuyển đổi số có thể ảnh hưởng đến quy trình làm việc,
phương thức điều hành, lãnh đạo, mô hình kinh doanh, giá trị cung cấp cho khách
hàng, văn hóa doanh nghiệp.
Chuyển đổi số có là điểm đến?
Không – chuyển đổi số là một quá trình thay đổi lâu dài
mang tính chiến lược của doanh nghiệp tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, mục
tiêu của doanh nghiệp và nguồn lực, sự đáp ứng của từng doanh nghiệp mà có thể
thực hiện.
· Doanh
nghiệp hiện nay độ sẳn sàng cũng như hiểu về chuyển đổi số còn khá mơ hồ.
· Bên
ngoài có các giải pháp mang tính cục bộ - một số gây nhầm lẫn về khái niệm; lại
gây khó khăn trong việc xác định chuyển đổi số như thế nào.
· Tài liệu
và các chuyên gia đang nói mang tính chung chung, chủ yếu trả lời cho chữ WHY –
trong khi WHAT và HOW TO thì không có nhiều.
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ THỂ CHIA CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở 4 MỨC ĐỘ
Nhận xét
Đăng nhận xét