CHU DU

Đỗ Ngọc Minh

5. Luận Tam Quốc cho vai trò CEO - Phần 5 - Chu Du




Gia đình Chu Du đều là danh sĩ.
Chu Du tuổi trẻ tài cao, nổi tiếng đẹp trai ở Giang Đông. Sử thư Tam quốc chí chép ông "khôi ngô hùng vĩ, dung mạo tuyệt đẹp" và còn nói thêm "người Giang Đông gọi ông là Chu Lang. Lang là chỉ người đàn ông anh tuấn, kêu bằng Lang là để tán dương vẻ đẹp của người được gọi. Giang Đông có hai người được gọi là Lang: Chu Du và Tôn Sách.".
Từ nhỏ ông đã khổ công học hành, ham mê nghiên cứu binh pháp. Trước khi Tôn Kiên khởi binh đánh Đổng Trác có chuyển nhà đến huyện Thư. Chu Du gặp con Tôn Kiên là Tôn Sách, hai người cùng tuổi, kết bạn với nhau rất thân. Chu Du để gia đình Tôn Sách ở dãy nhà phía Nam hướng ra đường lớn nhà mình. Hai nhà cùng giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Hai người cùng kết giao với các danh sĩ ở Giang Nam, được mọi người biết đến.
• Khả năng lãnh đạo: (điểm 4/5)
Chu Du nổi danh từ rất sớm, trải qua rất nhiều chinh chiến sát cánh cùng Tôn Sách. Sau khi Tôn Sách chết, Tôn Quyền lên nắm quyền thì lúc đó Tôn Quyền còn nhỏ, mọi quyết sách đều có sự hỗ trợ của Chu Du.
Lúc đó Chu Du đóng vai trò rất quan trọng nhất là những chính sách đối ngoại. Khả năng lãnh đạo của Chu Du vì vậy không thể kém được, trong đội ngũ của Giang Đông lúc bấy giờ còn có nhiều lão tướng đi theo từ đời Tôn Kiên là bố của Tôn Quyền, mà chịu dưới quyền của Chu Du thì đủ thấy khả năng của Chu Du rồi.
Hơn nữa ngoài trong dàn mưu sĩ còn có Trương Chiêu cũng là một nhân vật có tiếng tăm và có tuổi so với Chu Du cũng dưới quyền Chu Du.
Không phải do Chu Du là bạn thân của Tôn Sách mà có thể ngồi được vị trí ấy, khả năng lãnh đạo của Chu Du đã kết hợp được giữa các lão tướng, các tướng trẻ như Lữ Mông, Lăng Thống, Cam Ninh.
• Kiến thức chuyên môn (điểm 4/5)
Điểm này Chu Du đạt khá cao, tinh thông trận pháp, rất nhiều kinh nghiệm chinh chiến từ thời trẻ.
Trong Tam Quốc của La Quán Trung thì đề cao vai trò của Khổng Minh, chứ thực tế trong những tác giả khac như Tam Quốc của Trần Thọ, thì trận Xích Bích vai trò quyết định chính là Chu Du, Khổng Minh khi ấy chưa có nhiều kinh nghiệm thực chiến, và thực tế Khổng Minh đã học từ Chu Du rất nhiều trong chiến dịch Xích Bích này.
Việc phối hợp tác chiến giữa Chu Du và các tướng như Hoàng Cái thực hiện mưu trá hàng, lợi dụng Tưởng Cán để đưa tin nội gián, thực hiện liên hoàn kế, … đánh hỏa công.
Tất cả những hoạch định chuyên môn ấy đều được Chu Du thực hiện rất tốt. Và đối thủ của Chu Du là Tào Tháo chứ không phải 1 bộ tướng nào.
Biết được thế mạnh của mình và của người. Quân Giang Đông rành thủy chiến, còn quân Tào thì không, đã vậy còn đưa tin giả để Tào Tháo xử lý 2 hàng tướng Kinh Châu vốn rành thủy chiến để làm yếu đi thế mạnh của Tào.
Việc phối hợp đánh hỏa công đòi hỏi phải chính xác từ việc thuyền chứa chất đốt, thời gian, mượn gió, và trước đó là “hiến mưu” cho quân Tào xích các thuyền lại thành khối, cũng lộ rõ tài năng của Chu Du.
Hơn nữa trong Tam Quốc – La Quán Trung dựng tính tình Chu Du có vẻ đố kỵ và ganh tài năng, thực tế không đúng như vậy. COO Chu Du là 1 người phóng khoáng, tài năng và “nghệ sĩ”.
Xét về mặt “đàn ông” thì Chu Du cũng rất phong độ, Tào Tháo muốn đánh chiếm Giang Đông ngoài việc tranh giành lãnh địa, còn 1 việc khác là nghe tiếng 2 Kiều bên Giang Đông là Đại Kiều vốn là vợ Tôn Sách, còn Tiểu Kiều vốn là vợ Chu Du. Việc Chu Du ngoài việc bảo vệ lãnh thổ còn 1 việc khác là bảo vệ gia đình, người đàn bà của mình thì đó xứng đáng là người đàn ông. Một số người coi trọng “đại cuộc” là tiền tài, danh vọng, địa vị có thể hy sinh cả người thân bên cạnh, hay chẳng xem trọng người đàn bà của mình, một số người thì không, ngay cả người bên cạnh mình còn không bảo vệ được thì làm gì (đây là ý kiến cá nhân, tùy bản thân mỗi người đặt nặng cái nào, cái nào là quan trọng).
• Quản lý con người (điểm 4/5)
Tôi cũng đánh giá khả năng quản lý con người của Chu Du. Với sự kết hợp giữa các lão thần, tướng trẻ, người hoàng thân quốc thích, mà Chu Du vẫn làm tốt vai trò thì việc quản lý con người của Chu Du là giỏi.
Kể cả dùng người nào vào việc gì cũng rất chính xác.
Bên cạnh Tôn Quyền có Lỗ Túc như 1 người mưu sĩ tin cậy và có phần “kiềm hãm” bớt quyền hành của Chu Du, tất nhiên Chu Du biết chuyện đó, nhưng không vì vậy mà tìm cách loại cái “gai” này.
Mặc khác Chu Du cũng học hỏi ý kiến ở Lỗ Túc rất nhiều. Trong các chiến dịch thì Chu Du phần nhiều chủ chiến, còn Lỗ Túc có khuynh hướng ôn hòa là chủ về sự hoàn hoãn.
Khi Chu Du bị bệnh nặng, biết mình khó mà sống lâu dài. Chu Du có nói với Lỗ Túc “Tôi không có nhiều thời gian để xây dựng bá nghiệp cho Đông Ngô, nên chỉ có tìm cách ngắn nhất để thực hiện … nếu thành công thì tốt, còn không đành nhờ vào ông sau này”.
Con người Chu Du như vậy không thể nào hẹp hòi được.
• Thiết lập hệ thống – Chính sách: (điểm 3.5/5)
Việc thiết lập chính sách thì Chu Du chỉ chủ yếu làm công việc của “đối ngoại” nhiều hơn là chính sách của việc đối nội, vì đối nội Tôn Quyền vốn tin tưởng Lỗ Túc và giám đốc nhân sự Trương Chiêu.
Nên việc xây dựng hệ thống của Chu Du chỉ gói gọn cho việc chinh chiến, giữ vững thị phần không cho Tào Tháo có cơ hội xâm chiếm.
• Huấn luyện phát triển đội ngũ – Kế thừa (điểm 4/5)
Việc phát triển đội ngũ của Chu Du cũng tốt, ngoài việc gởi gắm Lỗ Túc về vai trò của mình khi biết sức khỏe không còn cho phép thì Chu Du cũng đào tạo được chiến tướng là Lữ Mông, vốn chỉ là 1 võ tướng thuần túy nhưng khi được Chu Du đào tạo cũng nâng cao “trình độ” rất nhiều, mà rõ ràng nhất là đánh bại Quang Vũ lấy lại Kinh Châu cho Đông Ngô.
Với lực lượng không nhiều sao, thì việc Chu Du phát triển được đội ngũ kế thừa cũng như sử dụng phát triển nguồn lực đội ngũ hiện có thì đó là 1 COO giỏi.
• Tầm nhìn (điểm 3.5/5)
Trong suốt cuộc đời mình Chu Du thể hiện nhất quán vai trò COO của mình, chẳng có ý định làm CEO như Tư Mã Ý, có đôi khi “lấn quyền” CEO Tôn Quyền thời TÔn Quyền còn non nớt, đó thể hiện vai trò và tầm nhìn của Chu Du.
Biết mình ở đâu, đi đến đâu. Phát huy hết khả năng của mình để giữ vững Giang Đông.
Muốn xây dựng nên sự nghiệp cho Đông Ngô, theo những ủy thác của người bạn thân Tôn Sách. Hết lòng vì sự nghiệp ấy.
Nhìn thời cuộc cũng biết được cái thế của mình, trước thế lực hùng mạnh của Tào Tháo và thế lực mới nổi của Lưu Bị.
Như tôi có nói nếu đưa vào ma trận BCG thì Tào Tháo là Ngôi sao, bên Lưu Bị là Dấu hỏi, còn Đông Ngô chính là hình con bò.
Ở thế con bò thì không thể trông chờ vào việc vắt sữa mà quên đi các mặt khác, đành rằng vắt sữa chính là cái thế khai thác lúc này, nhưng nguy cơ sẽ thành “Con chó” và rời khỏi cuộc chơi là rất cao nếu cứ vắt Con bò kiệt sức mà không thay đổi vị thế của mình. Chu Du hoàn toàn hiểu rõ điều này, vì thế mong trong khi còn sức, còn cơ hội thì thực hiện việc “tái cấu trúc” doanh nghiệp mong rằng có thể cạnh tranh với Tào Tháo, lấy lại địa bàn Kinh Châu, hợp lực cùng Lưu Bị để đánh Tào phế truất ô Ngôi sao và thay đổi ô của mình. Đồng thời cũng âm mưu cho Tào Thị và Thục Thị tranh giành nhau, Ngô Thị đứng vai trò ngư ông đắc lợi.
• Thực chiến và đọc tình huống, ra quyết định: (điểm 4/5)
Chu Du cũng rất giỏi trong việc đọc tình huống. Cụ thể trong điều kiện phải chiến với Tào, hay hòa hoãn để nhận lấy “ân huệ” thì Chu Du đã sớm có chủ ý, việc còn lại là dò hỏi các ý kiến khác nhau để đánh giá mà thôi.
Việc đánh giá này khá khó khăn vì phần lớn đều chủ hòa, tạm thời nhường địa bàn và chấp nhận làm đại lý cho Tào Thị, cũng đồng nghĩa với việc bị sáp nhập và trở thành công ty con.
Nếu chỉ đứng vai trò cổ đông như giám đốc nhân sự Trương Chiêu thì việc sáp nhập này rõ ràng có lợi, đó là lợi ích cá nhân, vì khi sáp nhập thì cổ phiếu của Trương Chiêu lên giá, và chắc chắn sẽ thu về lợi rất nhiều so với cổ phiếu đang có của Ngô Thị.
Trong khi đó Chu Du lại nghĩ khác, chính Chu Du và Tôn Sách có thể nói là cùng nhau “khởi nghiệp” vai trò của Chu Du chẳng khác gì đồng sáng lập. Thì ngoài việc lợi nhuận khi sáp nhập doanh nghiệp ra thì nổi đau phải “bán con” là điều mà Trương Chiêu chẳng thể hiểu.
Hơn nữa với vai trò của mình thì Chu Du không nghĩ là chỉ có con đường sáp nhập mới không bị phá sản. Quyết định ấy dẫn đến việc chấp nhận đối đầu.
Rồi việc phối hợp chiến thuật đánh Xích Bích, Chu Du phân bố nguồn lực rất tốt, và quản lý tình huống trong lòng bàn tay của mình. Từ việc Tưởng Cán bên Tào qua để dò tin tức thì Chu Du đã thực hiện việc tương kế tựu kế để giúp truyền tin; rồi dùng Hám Trạch để thực hiện việc đưa tin khổ nhục kế của Hoàng Cái, đồng thời thực hiện liên hoàn kế để ghép thuyền, chứng tỏ khả năng tuyệt vời của Chu Du.
Sau khi đánh lớn ở Xích Bích thì Chu Du cũng đã tính đến việc thu hồi lợi nhuận từ cuộc chiến, tính toán để thu lại phần lớn lợi ích cho Đông Ngô. Chỉ kẹt phần công nợ chậm trả là Kinh Châu của Lưu Bị chưa thu hồi được làm cho vốn lúc đó bị treo.
Biết được phải tái cấu trúc nên các nguồn lực phải được cân nhắc, nên sau trận chiến Xích Bích thì Chu Du muốn thu hết công nợ để có thể rãnh tay tái cấu trúc mà bất thành.
• Tầm ảnh hưởng: (điểm 4/5)
Tầm ảnh hưởng của Chu Du cũng rất lớn, từ khi Chu Du không còn thì Lỗ Túc đóng vai trò tiếp tục tái cấu trúc Ngô Thị nhưng theo tôi đánh gia tầm ảnh hưởng của Lỗ Túc không bằng được Chu Du, nên chỉ trong thời gian ngắn việc tái cấu trúc vẫn không đem lại kết quả cao.
Với vai trò đồng sáng lập cùng với Tôn Sách (có thể bỏ qua giai đoạn tạo nền là Tôn Kiên); thì tầm ảnh hưởng của Chu Du rất lớn, kể từ khi không còn Tôn Sách thì phần nào đó vai trò của Chu Du chính là CEO và kèm cặp cho Tôn Quyền phát triển.
Chu Du không còn thì Ngô Thị đã đánh mất đi trụ cột để phát triển Ngô Thị.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT