VĂN HÓA DOANH NGHIỆP, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN (8)

Đỗ Ngọc Minh

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP GIA ĐÌNH





Phần lớn những doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất phát từ quy mô gia đình. Nhất là trong bối cảnh ở Việt Nam – mô hình doanh nghiệp gia đình chiếm tỉ lệ lớn;

Nhìn chung những doanh nghiệp thế này có những thuận lợi trong bước đầu nhờ sự gắn kết và tin tưởng, với những quyết định một người tập trung vào CHỦ. Đặc biệt với những quy mô nhỏ và địa bàn hoạt động tập trung.

Những yếu tố mang tính gia đình khó thu hút được nhân tài khi sự ưu ái và những mối quan hệ giữa người trong gia đình và người bên ngoài khiến cho khó quản lý, khó mở rộng. Hơn nữa khi phát triển lâu dài thì vấn đề tìm người kế thừa, kế vị là một thách thức.

Trong loạt bài về văn hóa doanh nghiệp do đặc thù của văn hóa gia đình trong doanh nghiệp ở Việt Nam cũng khá nhiều nên tôi đưa bài viết này vào.

Văn hóa làm việc doanh nghiệp gia đình thường có những đặc điểm sau:

 

1.   Đặc điểm:

·       Quyền lực và quản lý tập trung vào gia đình, thường do người sáng lập hoặc các thành viên gia đình nắm giữ.

·       Quan hệ cá nhân, sự tin tưởng và trung thành giữa các thành viên gia đình là yếu tố cốt lõi.

·       Ranh giới giữa gia đình và doanh nghiệp thường không rõ ràng.

·       Các quyết định thường dựa trên cảm tính và mối quan hệ gia đình hơn là dữ liệu và chuyên môn.



2.   Ưu điểm:

·       Sự gắn bó, trung thành và tâm huyết của các thành viên gia đình.

·       Linh hoạt, ra quyết định nhanh chóng.

·       Chi phí quản lý thấp, hiệu quả.

·       Văn hóa và giá trị gia đình được duy trì và gắn kết.

3.   Nhược điểm:

·       Thiếu sự chuyên nghiệp, khách quan trong quản lý.

·       Dễ xảy ra xung đột, chia rẽ giữa các thành viên gia đình.

·       Khó thu hút và giữ chân nhân tài bên ngoài gia đình.

·       Khó mở rộng quy mô và phát triển bền vững.

Nếu so sánh những ưu điểm và nhược điểm của mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình thì sự phát triển lâu dài cũng như làm sao thu hút được người bên ngoài vào làm việc? làm sao đủ sức cạnh tranh so với những văn hóa doanh nghiệp mang tính chất “mở” là một bài toán khó.

Sau đây là một số ý để phát triển 1 doanh nghiệp như vậy:



Để doanh nghiệp gia đình lớn mạnh, cần có các yếu tố sau:

1.   Chuyên nghiệp hóa quản lý:

·       Xây dựng hệ thống quản trị, ra quyết định dựa trên dữ liệu và năng lực.

·       Phát triển đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, không phân biệt gia đình.

è     Trong doanh nghiệp ngoài những yếu tố đặc thù của gia đình thì quản lý đòi hỏi tính “kỷ trị” – không ai được quyền “ngồi trên luật”.

è     Xây dựng hệ thống quản lý theo chức danh – ai phù hợp với chức danh đó sẽ được bổ nhiệm mà không phân biệt người đó là ai.

2.   Tăng cường trao quyền và động lực cho nhân viên:

·       Tạo cơ hội phát triển, thăng tiến công bằng cho tất cả nhân viên.

·       Xây dựng văn hóa trao quyền, lắng nghe ý kiến.

è     Trao quyền để mọi người có cơ hội đóng góp và hạn chế bớt việc đùn đẩy lên trên, việc làm này chuyển từ vai trò CHỦ sang LÃNH ĐẠO.



3.   Cân bằng giữa gia đình và doanh nghiệp:

·       Thiết lập ranh giới rõ ràng giữa gia đình và doanh nghiệp.

·       Xây dựng quy trình, chính sách rõ ràng, công bằng.

è     Hệ thống quy trình, chính sách, văn hóa ứng xử công bằng dần dần giúp doanh nghiệp đi vào khuôn khổ và ít đi tính cảm tính.

4.   Mở rộng và thu hút nhân tài:

·       Thu hút và giữ chân nhân tài ngoài gia đình.

·       Xây dựng văn hóa chuyên nghiệp, năng động để tăng sức cạnh tranh.

è     Thu hút nhân lực bên ngoài, cho phép “cạnh tranh” lành mạnh với nhân lực bên trong gia đình.

5.   Gắn kết với cộng đồng:

·       Phát triển trách nhiệm xã hội, gắn kết với cộng đồng.

·       Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp gia đình uy tín.

è     Doanh nghiệp không còn là ốc đảo, mang tính chất cục bộ nữa; mà hướng dần ra với bên ngoài.

 

 

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT