VĂN HÓA DOANH NGHIỆP, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN (9)

Đỗ Ngọc Minh

THÁCH THỨC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC TRONG CÔNG TY GIA ĐÌNH



 Thách thức chính trong quá trình chuyển giao quyền lực giữa các thế hệ, bao gồm 5 ý:

1.   Sự khác biệt về tầm nhìn và chiến lược:

·       Thế hệ tiếp theo có thể có quan điểm, ưu tiên khác với thế hệ trước.

·       Dẫn đến bất đồng và khó đạt được sự đồng thuận về định hướng phát triển doanh nghiệp.

è     Sự khác biệt về tuổi tác – thế hệ sống dẫn đến những quan điểm khác nhau, rồi môi trường sinh sống, giáo dục, mức xuất phát cũng khác nhau dẫn đến khác biệt về tầm nhìn, về chiến lược phát triển doanh nghiệp.

è     Một công ty giấy được truyền từ đời cha sang đời con; trong khi cha mong muốn xây dựng công ty theo hướng giấy cao cấp những cuộn giấy vệ sinh đắt gấp 3-4 lần so với các công ty khác; trong khi người con tiếp quản mong muốn mở rộng tập trung cho phân khúc thấp hơn để cạnh tranh. Lý do cậu con trai đưa ra hiện nay quá nhiều sự lựa chọn và giấy vệ sinh chỉ là một sản phẩm quốc dân nên không nên đưa lên tầm “quí tộc” – trong khi thời điểm trước kia của người cha không quá nhiều lựa chọn và sự khác biệt giữa giấy vệ sinh cao cấp và cấp thấp quá rõ ràng.

2.   Vấn đề về năng lực và kinh nghiệm:



·       Thế hệ kế thừa có thể thiếu kinh nghiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp lớn.

·       Khó khăn trong việc xây dựng niềm tin và ủy quyền cho thế hệ kế thừa.

è     Có nhiều ông chủ thế hệ trước lui về sau bức màn để điều hành; đành rằng trên giấy tờ trao lại quyền CEO cho con nhưng thực tế ông ta vẫn quyết định phía sau. Vấn đề là đưa người con kế nghiệp ra tập sự và bản thân mình lui về làm thái thượng hoàng và vẫn “nhiếp chính.”

è     Đây là bài toán cần lộ trình và đánh giá từng giai đoạn đối với người kế nhiệm; tôi đã từng chứng kiến những công ty gia đình gặp khó khăn khi chuyển giao – vấn đề kinh nghiệm và năng lực trong quản lý đôi khi dẫn đến người cha không dám trao quyền và quyết định làm cho “đến chết trên ghế”

3.   Mâu thuẫn giữa cá nhân và lợi ích gia đình:



·       Xung đột lợi ích giữa các thành viên gia đình trong việc nắm quyền lực.

·       Khó cân bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của gia đình.

è     Đây là vấn đề nhứt nhối – khi có con sói đầu đàn đủ năng lực và gầy dựng nên sự nghiệp thì đàn sói, các thành viên tuân thủ để được “hưởng – danh tiếng thơm lây” nhưng khi con sói đầu đàn không còn có thể lãnh đạo đàn sói thì việc chuyển giao cho con sói đầu đàn khác sẽ có 1 “thời khủng hoảng” – cho dù nói ra hay không thì khủng hoảng là điều khó tránh.

è     Khi đó những con sói cũng mong muốn được “thoát ra khỏi cái bóng quá lớn của con sói đầu đàn cũ”.  Nhóm khác mong muốn phân chia lại quyền lợi, trật tự thay đổi thì “luật chơi” cần được xác lập lại.

4.   Vấn đề về kế hoạch kế thừa:

·       Không có kế hoạch rõ ràng về việc ai sẽ là người kế thừa.

·       Thiếu sự chuẩn bị và đào tạo hệ thống cho thế hệ kế thừa.

è     Như đã nói ở trên kế thừa cần có lộ trình, và lộ trình này được xác lập có những cột mốc để đánh giá, có khả năng hiệu chỉnh và cả thay đổi.

5.   Sự thay đổi trong văn hóa và giá trị:

·       Sự khác biệt về giá trị, quan điểm giữa các thế hệ.

·       Khó duy trì và chuyển giao văn hóa doanh nghiệp gia đình.

è     Văn hóa và giá trị liên quan đến nhau bất kỳ sự thay đổi nào cũng dẫn đến sự ảnh hưởng. Có những thứ được gọi là truyền thống – là giá trị cốt lõi thì nên duy trì, nhưng những cái không còn phù hợp với thời đại thì nên thay đổi. Việc quan trọng là xác định cái nào cần giữ và cái nào cần thay đổi?

Để vượt qua những thách thức này, doanh nghiệp gia đình cần:



  • Xây dựng kế hoạch chuyển giao quyền lực rõ ràng và sớm.
  • Đào tạo, chuẩn bị kỹ lưỡng cho thế hệ kế thừa.
  • Xây dựng cơ chế quản trị chuyên nghiệp, cân bằng lợi ích gia đình và doanh nghiệp.
  • Tạo sự thống nhất về tầm nhìn, chiến lược và văn hóa doanh nghiệp.
  • Thuê/bổ nhiệm các nhà quản lý chuyên nghiệp để hỗ trợ quá trình chuyển giao.

 Sách hay: Giải quyết những xung đột trong góc nhìn khác biệt do khác thế hệ.

https://drive.google.com/file/d/17niN6opc1P1M_mRDR_0eF04eVzN3SbC-/view?usp=sharing

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT