GAP Giữa Chiến Lược và Thực Thi
GAP Giữa
Chiến Lược và Thực Thi
GAP thường xảy ra do một số lý do chính:
1. Thiếu
Hiểu Biết và Nhận Thức:
o Nhân
viên có thể không hiểu rõ chiến lược hoặc không thấy được vai trò của mình
trong việc thực hiện chiến lược.
è Một vấn
đề thực tế xảy ra trong doanh nghiệp là những người thực thi không hiểu rõ chiến
lược doanh nghiệp, hay nôm na họ không rõ các mục tiêu.
è Một số
mục tiêu quá cao hay quá thiếu thực tế hay đúng hơn là không thỏa điều kiện SMART
– có thể do người làm chiến lược không đi sát với đội ngũ thực thi, chỉ đưa ra một
mục tiêu cảm tính mà thiếu những phân tích, những số liệu đo lường, những thông
tin phản hồi …
è Đội ngũ
nhân viên biết về mục tiêu nhưng lại không biết mình phải làm gì để đạt được điều
ấy. Cũng không dám hỏi và cũng không có môi trường giao tiếp tốt để THÔNG những
vấn đề đặt ra.
2. Thiếu
Tài Nguyên và Hỗ Trợ:
o Thiếu
nguồn lực hoặc công cụ cần thiết để thực hiện chiến lược.
è Nguồn lực
và tài nguyên phải được tính toán chính xác, nếu phải ước tính thì điều này cũng
phải đặt ra những rủi ro nếu không đạt thì phải làm gì? VD: chúng ta sẽ có 1 nguồn
tiền bổ sung trong 1 tháng tới do đối tác trả, và chúng ta sẽ phân bổ chi phí này
vào dự án … rõ ràng đây là việc “ước tính” nó hoàn toàn có rủi ro khi đối tác
không trả vào đúng thời hạn đó -> vậy phải làm sao? Làm chiến lược không nên
đưa vào nhiều những biến số mà bản thân không thể kiểm soát được – nếu có bắt buộc
phải có thêm phương trình giải biến số đó.
Vậy
nếu khách hàng không chi trả kịp thì chúng ta không thể phân bổ chi phí cho toàn
bộ, vậy thì chúng ta sẽ ưu tiên chi phí hiện có để giải quyết công việc A, đồng
thời trong 7 ngày chúng ta sẽ vay để làm …
è Một số rủi
ro rất cao khi nguồn lực đó đến từ đơn vị thứ 3, làm sao để kiểm soát họ? VD chúng
ta phải có một vài nhà cung cấp dự phòng chứ không phụ thuộc vào 1 nguồn cố định.
3. Khả
Năng Điều Chỉnh Kém:
o Không đủ
linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược dựa trên phản hồi và thay đổi trong
môi trường.
è Chiến lược
lập ra không phải 100% sẽ như vậy, mà khả năng ứng biến tình huống mới là điều
quyết định trong THỰC THI – chiến lược như chiếc la bàn vậy, còn thực thi là giải
quyết từng tình huống cụ thể trong quá trình khai triển. Cũng không có 1 kế hoạch
nào đoán đúng hết mọi tình huống xảy ra, luôn có những biến cố, luôn có những
thay đổi và việc còn lại là QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI.
4. Văn Hóa
Tổ Chức Không Đủ Hỗ Trợ:
o Văn hóa
tổ chức không khuyến khích sự tham gia và cam kết của nhân viên.
è Văn hóa
cho thấy sự “hợp tác, ứng xử” của chúng ta diễn ra như thế nào?
è Sự cam
kết phải đến từ lãnh đạo trước tiên, sau đó là cam kết của đội ngũ nhân viên;
KPIs có nhưng nó không phải là CAM KẾT – KPIs là một công cụ CHẾT nếu thiếu sự
cam kết, thiếu động lực thực hiện.
Các Bước Giải
Quyết GAP
1. Phân
Tích GAP:
o Xác định
nguyên nhân chính gây ra GAP giữa chiến lược và thực thi thông qua các cuộc khảo
sát, phỏng vấn và phân tích dữ liệu.
2. Tăng Cường
Giao Tiếp:
o Cải thiện
việc truyền đạt chiến lược để đảm bảo rằng mọi người hiểu và đồng thuận. Sử dụng
các kênh giao tiếp hiệu quả và thường xuyên tổ chức các buổi cập nhật.
3. Cung Cấp
Tài Nguyên và Đào Tạo:
o Đảm bảo
rằng các nhân viên có đủ tài nguyên và được đào tạo cần thiết để thực hiện chiến
lược. Cung cấp công cụ và hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết.
4. Xây Dựng
Văn Hóa Cam Kết:
o Tạo ra
một môi trường làm việc hỗ trợ và khuyến khích sự tham gia tích cực. Công nhận
và khen thưởng thành tích của các nhân viên và đội nhóm.
5. Theo
Dõi và Điều Chỉnh:
o Thiết lập
hệ thống theo dõi hiệu suất và đánh giá tiến độ thực hiện chiến lược. Điều chỉnh
chiến lược khi cần thiết dựa trên phản hồi và kết quả thực tế.
Nhận xét
Đăng nhận xét