Embedded Finance - TÀI CHÍNH NHÚNG
Mặc dù thuật ngữ 'Embedded Finance' (đôi khi còn được gọi là Banking as a Services hoặc BaaS) nghe có vẻ xa lạ, nhưng có khả năng cao là bạn đã sử dụng hoặc nghe nói về các dịch vụ như BNPL (Buy now Pay Later) hoặc các dịch vụ cho vay tài chính (Just in time) do các công ty B2C cung cấp. Nói một cách đơn giản, tài chính nhúng là một dịch vụ tài chính cho phép các công ty phi tài chính cung cấp dịch vụ cho vay hoặc xử lý thanh toán cho khách hàng của họ. Thay vì đến ngân hàng để vay tiền mua TV mới, khách hàng có thể tiếp cận nguồn tài chính ngắn hạn tại điểm bán thông qua các ứng dụng như: Home Credit, FE Credit, Afterpay, Klarna, PayPal Pay.
Phần lớn các dịch vụ tài chính nhúng đều dựa vào API, cho phép các công ty tích hợp chúng vào các hệ thống hiện có một cách dễ dàng và thuận tiện. Trong thời kỳ bùng nổ Fintech vào giữa những năm 2010, các nhà phát triển đã nỗ lực để chuẩn hóa các hàm gọi API trên các dịch vụ tài chính. Điều này hiện đã giúp các công ty phi tài chính dễ dàng hơn nhiều trong việc cung cấp các khoản thanh toán, tín dụng, đối chiếu số liệu và bảo hiểm cho khách hàng của họ.
Ưu điểm khi sử dụng Embedded Finance cho người tiêu dùng, ngân hàng và các đại lý:
- Người tiêu dùng: Có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính thiết yếu mà không cần đến ngân hàng.
- Ngân hàng và các tổ chức tài chính:Embedded Finance mở rộng phạm vi dịch vụ và mở rộng các mối tương tác với khách hàng bằng công nghệ (Digital Footprint).
- Đại lý: Giúp cải thiện đáng kể trải nghiệm của khách hàng, thúc đẩy chuyển đổi và tăng giá trị tiềm năng lâu dài của khách hàng mang lại.
Tại sao tiềm năng của Embedded Finance lại phát triển mạnh mẽ?
Trong vài năm qua, Embedded Finance đã nhanh chóng đạt được sức hút từ cộng đồng. Từ ví tiêu dùng cơ bản đến các giải pháp cho vay phức tạp, nhiều công dân thời đại công nghệ (digital natives) hiện coi các giải pháp Embedded Finance là rất cần thiết. Hãy tìm hiểu xem tài chính nhúng đã trở thành xu hướng chủ đạo như thế nào?
- Những tiến bộ công nghệ đang được áp dụng trong Fintech
Một trong những chất xúc tác rõ ràng nhất cho sự gia tăng áp dụng và triển khai Embedded Finance là những tiến bộ trong công nghệ như điện toán đám mây và APIs. Ban đầu, những công nghệ này tạo điều kiện cho sự phát triển của các dịch vụ SaaS (Software as a Services), cho phép nhiều tổ chức hình dung lại cách họ sẽ sử dụng và thanh toán cho cơ sở hạ tầng CNTT của họ cho phù hợp. Cách tiếp cận SaaS đã đóng một vai trò to lớn trong việc hạ thấp rào cản gia nhập đối với các công ty trong các ngành, lĩnh vực khác muốn khai thác và cung cấp các dịch vụ tài chính.
- Chi phí hợp lý
Trước khi có các nhà cung cấp BaaS, nếu các đại lý, các doanh nghiệp muốn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tài chính, họ phải dành nguồn lực đáng kể cho việc phát triển tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu. Hơn nữa, việc vận hành phần mềm như vậy cũng đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt, vì vậy các công ty phi tài chính phải tìm kiếm các nhân sự để vận hành hệ thống. Trong phần lớn các trường hợp như vậy, những chi phí này không hợp lý.
Embedded Finance giải quyết thách thức này vì chi phí hợp tác với các nhà cung cấp bên thứ ba để tích hợp API thấp hơn đáng kể.
- Các quy định về tài chính được nới lỏng
Môi trường quản lý tài chính đã thay đổi đáng kể trong 5 năm qua. Trong tương lai, chính phủ các nước sẽ có những nỗ lực đáng kể để đa dạng hóa các dịch vụ tài chính. Sự ra đời của PSD2 hay sáng kiến ngân hàng mở (Open Banking) của Vương quốc Anh là những ví dụ đáng chú ý về xu hướng này.
- Nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng
Bất chấp ảnh hưởng rõ ràng của các yếu tố khó khăn nói trên, động lực quan trọng nhất của sự gia tăng Embedded Finance là nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Do phần lớn các mối quan hệ với khách hàng đều liên quan đến các giao dịch tài chính, nên Embedded Finance là một sự phát triển tự nhiên hướng tới trải nghiệm khách hàng hợp lý hơn.
Các công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới như Apple, Microsoft và Amazon đều là các công ty phát triển theo hệ sinh thái của riêng họ. Họ không chỉ là các doanh nghiệp điện tử tiêu dùng, bán lẻ hoặc công nghệ đơn lẻ, mà là các công ty với hệ sinh thái kỹ thuật số đa sản phẩm nhằm để giải quyết mọi nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Rõ ràng là các công ty như vậy sẽ tiếp tục nổi lên. Gần đây nhất là Tập đoàn về đồ nội thất Ikea, đã mua lại 49% cổ phần của Ikano Bank và trở thành đối tác tài chính của hãng.
Các công ty lớn đã sử dụng Embedded Finance như thế nào?
Ride now, pay later: Uber có thể được coi là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực tài chính nhúng. Uber đã thực hiện một cuộc cách mạng hóa ngành công nghiệp taxi bằng cách số hóa các khoản thanh toán và giải quyết một trong những điểm khó khăn nhất của khách hàng vào thời điểm đó là cần phải có tiền mặt để đặt taxi.
Sau đó, Uber nổi bật trong số các đối thủ cạnh tranh, công ty đã trở thành một trong những công ty dịch vụ tiêu dùng nổi tiếng nhất thế giới bằng cách sử dụng các công cụ tài chính nhúng bao gồm Uber Wallet, Uber Pay và Uber Cash. Với các dịch vụ này cho phép tài xế Uber nhận lại tiền thưởng từ việc mua xăng để chạy hoặc cho phép hành khách thanh toán tiền sau khi thực hiện các chuyến đi.
Buy now, pay later
BNPL đã trở nên phổ biến rộng rãi trong vài năm qua. Mặc dù có các mô hình thanh toán khác nhau, nhưng ý tưởng chung là cung cấp cho khách hàng các tùy chọn mua hàng thuận tiện cả tại cửa hàng và online. Các nhà cung cấp tài chính nhúng, thường là các công ty Fintech, nhận được lợi nhuận chiết khấu từ bên bán hàng, cho phép khách hàng thanh toán các khoản hoàn trả tối thiểu hoặc không lãi suất. Ví dụ: Công ty Affirm, hiện đã tích hợp với một số thương hiệu lớn nhất thế giới bao gồm Walmart và Amazon, cung cấp cho hàng triệu người tiêu dùng tùy chọn trả góp với lãi suất bằng 0 trong thời gian 12 tháng và có những mức lãi suất khác nhau khi chậm trả chỉ từ 10%-30% dựa trên các hành vi tiêu dùng của khách hàng.
Các dịch vụ BNPL này đã mang lại cho các công ty Fintech một lợi thế đáng kể so với các ngân hàng truyền thống. Tuy nhiên, các công ty Fintech như Jifit cũng đang giúp các ngân hàng truyền thống duy trì khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực BNPL. Mặc dù các ngân hàng thường có các chương trình cho vay tiêu dùng phức tạp, nhưng họ lại thiếu khả năng công nghệ để tích hợp chúng vào hệ thống kinh doanh khác nhau. Nền tảng Jifiti cho phép các ngân hàng tích hợp quyền quyền truy cập vào các chương trình cho vay khác nhau như cho thuê để sở hữu và chia nhỏ các khoản thanh toán cho khách hàng tại bất kỳ máy POS của người bán nào nhằm tối ưu cho người mua hàng.
Tuy nhiên, các mô hình BNPL có một nhược điểm rõ ràng đó là các mô hình BNPL thường lấy dữ liệu tài chính của người dùng từ các văn phòng tín dụng, nên có thể nghi ngờ độ tin cậy của đánh giá ổn định tài chính của người dùng. Và nhận thấy nhu cầu về một phương pháp đáng tin cậy hơn để đánh giá khả năng thanh toán của người dùng, Lean, một nền tảng Fintech sáng tạo, hiện cho phép đánh giá lịch sử giao dịch của khách hàng trong thời gian thực, giúp tăng đáng kể độ chính xác của điểm rủi ro tài chính của người tiêu dùng. Và quan trọng hơn là hiện nay số lượng sử dụng BNPL và các dịch vụ tài chính nhúng dần vượt trội hơn so với các dịch vụ truyền thống khác như Thẻ tín dụng bởi vì sự thuận tiện của nó.
Insure seamlessly
Nếu như trước đây, khi mua bảo hiểm thì phải tới của hàng hoặc trao đổi trực tiếp với các nhân viên bán Bảo hiểm. Tuy nhiên, với những tiến bộ gần đây, một số công ty kỹ thuật số cũng có thể cung cấp các dịch vụ bảo hiểm bằng việc sử dụng tương tác dữ liệu với các công ty Bảo hiểm. Họ sẽ đơn giản hóa đáng kể hành trình của khách hàng, vì không cần phải tham gia với một công ty bảo hiểm hoặc đại lý chuyên dụng nào hết. Theo đánh giá của Salesforce thì việc phát triển việc mua các sản phẩm Bảo hiểm Online sẽ tăng 35% trong vòng 5 năm tới.
Ngay cả bây giờ, tài xế Uber có thể nhận được bảo hiểm xe cộ và thương tật cá nhân bằng việc sử dụng ứng dụng chính thức của Uber, trong khi British Airways cung cấp bảo hiểm du lịch khi bạn mua vé máy bay.
Tóm lại, bất kể ngành nào, tài chính là một phần quan trọng trong phần lớn hành trình của khách hàng. Nâng cao khía cạnh này rất quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng là một cách tuyệt vời để nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh và thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng.
Đây là lý do tại sao các nhà lãnh đạo trong các ngành công nghiệp khác nhau ngày càng quan tâm và quyết hiện thực nó để trở thành một phần không thể thiếu trong mô hình kinh doanh của họ. Như chúng ta đã thấy với nhiều công nghệ khác đang được áp dụng nhanh chóng, việc không tận dụng cơ hội này sẽ khiến bạn thất thế hơn trong việc cạnh tranh. Trải nghiệm liền mạch của khách hàng đã được chứng minh là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đạt được thành công trong kinh doanh.
Đối với các Ngân hàng, các tổ chức tài chính truyền thống việc triển khai mô hình Finance Embedded cũng là một cơ hội quan trọng để tăng doanh thu của họ. Theo báo cáo của McKinsey, lợi nhuận kinh tế của các ngân hàng hàng đầu thế giới đã giảm liên tục kể từ năm 2015.
Lược dịch https://www.itransition.com/blog/embedded-finance
Ảnh hưởng của Embedded Finance đến doanh nghiệp
và tài chính
1. Doanh
nghiệp:
o Tăng
doanh thu thông qua việc cung cấp dịch vụ tài chính.
o Cải thiện
sự giữ chân khách hàng nhờ trải nghiệm liền mạch.
o Tạo ra
cơ hội hợp tác với các tổ chức tài chính.
2. Vấn đề
tài chính:
o Thay đổi
cách mà người tiêu dùng tiếp cận dịch vụ tài chính.
o Khuyến
khích sự đổi mới trong ngành tài chính.
Ứng dụng thực tế của Embedded Finance
Các bước thực hiện:
1. Xác định
nhu cầu của khách hàng:
o Phân
tích thị trường và nhu cầu tài chính của khách hàng.
2. Lựa chọn
dịch vụ tài chính phù hợp:
o Chọn
các dịch vụ như thanh toán, cho vay, hoặc bảo hiểm mà doanh nghiệp có thể tích
hợp.
3. Hợp tác
với các đối tác tài chính:
o Tìm kiếm
và hợp tác với các ngân hàng hoặc công ty fintech để cung cấp dịch vụ.
4. Phát
triển công nghệ tích hợp:
o Xây dựng
hoặc sử dụng API để tích hợp các dịch vụ tài chính vào nền tảng của doanh nghiệp.
5. Kiểm
tra và tối ưu hóa:
o Thực hiện
thử nghiệm để đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt nhất và tối ưu hóa quy trình.
6. Triển
khai và quảng bá:
o Ra mắt
dịch vụ mới và thực hiện các chiến dịch marketing để thu hút khách hàng.
Ví dụ thực tế
- Shopify:
Nền tảng thương mại điện tử này cung cấp dịch vụ thanh toán cho các cửa
hàng trực tuyến, cho phép các doanh nghiệp nhỏ dễ dàng chấp nhận thanh
toán mà không cần xây dựng giải pháp riêng.
- Uber:
Cung cấp dịch vụ tài chính cho tài xế, cho phép họ vay tiền hoặc nhận
thanh toán ngay lập tức sau mỗi chuyến đi.
Rủi ro và Thách thức khi Triển khai Embedded
Finance
Triển khai Embedded Finance mang lại nhiều lợi ích nhưng
cũng đi kèm với không ít rủi ro và thách thức. Dưới đây là một số vấn đề chính
cần xem xét:
1. Rủi ro về tuân thủ pháp lý
- Quy
định phức tạp: Các doanh nghiệp cần phải tuân thủ nhiều
quy định liên quan đến dịch vụ tài chính, bao gồm quy định về bảo mật dữ
liệu, chống rửa tiền, và bảo vệ người tiêu dùng.
- Thay
đổi chính sách: Luật pháp có thể thay đổi, gây khó khăn
cho các doanh nghiệp trong việc duy trì sự tuân thủ.
2. Rủi ro về bảo mật và dữ liệu
- Lỗ
hổng bảo mật: Việc tích hợp các dịch vụ tài chính có thể
tạo ra các lỗ hổng trong hệ thống, dễ bị tấn công bởi hacker.
- Quản
lý dữ liệu: Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng dữ liệu
người dùng được bảo vệ và xử lý đúng cách, tránh vi phạm quyền riêng tư.
3. Thách thức về công nghệ
- Tích
hợp hệ thống: Việc tích hợp các giải pháp tài chính vào
nền tảng hiện có có thể gặp phải nhiều khó khăn về kỹ thuật.
- Đảm
bảo tính khả dụng: Hệ thống cần phải hoạt động liên tục,
tránh gián đoạn dịch vụ cho người dùng.
4. Rủi ro về trải nghiệm người dùng
- Khó
khăn trong việc sử dụng: Nếu việc tích hợp không
được thực hiện một cách mượt mà, người dùng có thể gặp khó khăn trong việc
sử dụng dịch vụ.
- Phản
hồi tiêu cực: Trải nghiệm không tốt có thể dẫn đến sự
không hài lòng của khách hàng và ảnh hưởng đến thương hiệu.
5. Thách thức về cạnh tranh
- Cạnh
tranh từ các đối thủ: Nhiều công ty fintech đang cung cấp
dịch vụ tài chính, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường.
- Đổi
mới liên tục: Doanh nghiệp cần liên tục đổi mới và cải
tiến dịch vụ để giữ chân khách hàng.
6. Rủi ro tài chính
- Chi
phí cao: Chi phí đầu tư ban đầu cho công nghệ và hợp
tác với các đối tác tài chính có thể cao.
- Rủi
ro tín dụng: Nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho
vay, họ sẽ phải đối mặt với rủi ro tín dụng từ khách hàng.
Nhận xét
Đăng nhận xét