MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Bài 3

 MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Bài 3)




Tiếp theo bài một số điểm chính trong chuyển đổi số của doanh nghiệp ở Việt Nam.
Bài này anh giới thiệu cách đánh giá mức độ sẵn sàng của 1 doanh nghiệp trong chuyển đổi số bao gồm những phần nào.
1. Giới thiệu về các tiêu chí đánh giá:
Dữ liệu cụ thể về hiệu suất trong từng lĩnh vực cho thấy khả năng hiện tại của doanh nghiệp trong công cuộc thích ứng với xu thế chuyển đổi số và vị trí của doanh nghiệp theo ngành/ lĩnh vực/ quy mô. Từ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược, mô hình kinh doanh và mô hình quản trị nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Định hướng chiến lược:
Các bài trước anh nói chuyển đổi số không phải là việc làm riêng của bộ phận CNTT mà là ở mức độ doanh nghiệp.
Do vậy khi doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số cũng là việc doanh nghiệp đưa chuyển đổi số vào chiến lược.
- Mức độ nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về chuyển số là gì?
- Khi thực hiện chuyển đổi số ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp. -> Nếu không chuyển đổi số thì có nguy cơ gì hay không?
- Chuyển đổi số ở mức độ nào dựa vào chiến lược chung của doanh nghiệp.
 Ở phần này doanh nghiệp xác định rõ mức độ sẵn sàng của chính doanh nghiệp cho việc chuyển đổi số, đưa vào chiến lược của doanh nghiệp.
Trải nghiệm khách hàng:
- Mức độ áp dụng công nghệ số vào tiếp thị, kênh phân phối, bán hàng để nâng cao trải nghiệm khách hàng;
- Mức độ áp dụng phân tích dữ liệu để đo lường và dự báo hiệu quả hoạt động kinh doanh.
 Đánh giá về hiện trạng ứng dụng của doanh nghiệp và khả năng chuyển đổi số đối với hoạt động tiếp thị, trải nghiệm khách hàng; các công cụ phân tích đo lường dữ liệu cho hoạt động kinh doanh
Chuỗi cung ứng:
- Khả năng áp dụng công nghệ số để kết nối với nhu cầu của khách hàng và với các nhà cung cấp của doanh nghiệp
- Mức độ áp dụng công nghệ và phân tích dữ liệu vào các quy trình và hoạt động kinh doanh cốt lõi.
 Đánh giá về hiện trạng hoạt động chuỗi cung ứng/ logistic, quản lý nhà cung cấp của doanh nghiệp; sau đó khi ứng dụng chuyển đổi số thì ảnh hưởng thế nào?
Hệ thống Công nghệ thông tin và quản trị cơ sở dữ liệu:
- Năng lực và khả năng tích hợp của hệ thống CNTT với các hệ thống khác để nâng cấp.
- Khả năng cập nhật các giải pháp công nghệ mới trên thị
trường
- Các quy trình, chính sách liên quan đến quản trị dữ liệu
 Đánh giá về hiện trạng hệ thống CNTT, sự kết hợp với các hệ thống khác như thế nào? Nếu chuyển đổi số thì giải pháp ra sao? Tận dụng nguồn lực nào hiện có, phải nâng cấp những gì, vấn đề liên quan đến dữ liệu khi ứng dụng chuyển đổi số với dữ liệu đang có.
Quản lý rủi ro và anh ninh mạng:
- Nhận thức về các rủi ro khi thực hiện chuyển đổi số
- Mức độ áp dụng phân tích dữ liệu và các công cụ khác để đánh giá các rủi ro trong doanh nghiệp bao gồm cả rủi ro về an ninh mạng.
 Các rủi ro của việc chuyển đổi số sẽ ảnh hưởng gì đến hệ thống hiện tại, các vấn đề dữ liệu ra sao? Khả năng kiểm soát thế nào? Độ tin tưởng khi đặt dữ liệu ở 1 đơn vị thứ 3 ra sao? Phòng tránh những vấn đề lấy cắp thông tin và tấn công mạng.
Nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý …:
- Mức độ áp dụng công nghệ số vào các nghiệp vụ quản lý,
tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý, nhân sự.
- Khả năng hỗ trợ của bộ phận tài chính, kế toán, pháp lý
trong thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
 Đánh giá mức độ hiện trạng các phần mềm quản lý trong toàn bộ doanh nghiệp, có ERP chưa hay đang dùng phần mềm riêng lẻ; đánh giá xem liệu việc chuyển đổi số sẽ ảnh hưởng gì? Có tận dụng được những phần mềm hiện tại hay không? …tích hợp ra sao?
Con người và tổ chức:
- Mức độ linh hoạt của doanh nghiệp phản hồi lại với các thay đổi trong môi trường kinh doanh
- Năng lực của các nhân sự trong doanh nghiệp để thực hiện chuyển đổi số.
- Mức độ áp dụng công nghệ để kết nối giữa các phòng ban trong doanh nghiệp
 Đánh giá về tổ chức, năng lực của doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi số cần đào tạo hoặc thay đổi những gì? Mức độ kết nối giữa các phòng ban ra sao?
2. Thang điểm:
Thang điểm sẽ chấm từ 1-5
• Cơ bản: Doanh nghiệp chưa hình thành mục tiêu hiện tại cho chuyển đổi số nhưng đã có thể thực hiện các giải pháp chuyển đổi số cơ bản để số hóa một vài quy trình nội bộ hoặc một vài sản phẩm và dịch vụ.
• Đang phát triển: Mục tiêu số hóa đã được xây dựng và phát triển. Bên cạnh đó,một số vị trí quản lý cần thiết để thực hiện các vai trò chuyển đổi số cũng được thiết lập.
Công tác chuyển đổi số được giám sát bởi một chương trình chuyển đổi riêng biệt.
• Phát triển: Số hóa là một phần không thể thiếu trong chiến lược của doanh nghiệp. Các vị trí quản lý trong danh mục chuyển đổi số đã có sẵn, nhưng việc đo lường và quản lý công tác thực hiện vẫn còn nhiều thách thức, chưa thật sự
hiệu quả.
• Nâng cao: Chuyển đổi số được tích hợp trong toàn bộ hoạt động của tổ chức – nhưng việc mở rộng quy mô và triển khai thành công ở nhiều bộ phận vẫn còn gặp khó khăn.
• Dẫn đầu: Doanh nghiệp là nhà tiên phong trong lĩnh vực đổi mới, dẫn đầu trong mảng chuyển đổi số của ngành và là đại diện của “being digital”. Doanh nghiệp không ngừng đổi mới và phát triển thông qua việc nghiên cứu các mô hình kinh doanh và quản trị mới
Dựa vào các tiêu chí trên để đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số.
Ngoài ra khi thực hiện làm thực tế sẽ còn có những bảng câu hỏi, những bảng khảo sát được đưa ra nhằm có đầy đủ những thông tin về chuyển đổi số.


Đang hoạt động

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT