MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM. (bài 2).

 MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM. (bài 2).

3. CÁC GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SỐ
Đây là mô hình 3 giai đoạn chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
Giai đoạn 1: anh gọi là giai đoạn áp dụng số hóa cho từng bộ phận, hay đơn giản là tập trung vào một vài modules cần thiết để “kích” doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Anh cũng đã thực hiện cách này để từng bước xây dựng hệ thống CNTT doanh nghiệp, trước khi nghĩ đến chuyển đổi số.
Một mẹo nhỏ cho các bạn quản lý IT, khi phải xây dựng hệ thống thông tin cho doanh nghiệp thì đừng lao vào thực hiện hoàn thiện những hệ thống “khủng” áp dụng CNTT bài bản với những đòi hỏi đầu tư nhiều, chắc chắn CEO sẽ không duyệt và cũng không hiểu để duyệt khi mà cái doanh nghiệp quan tâm chính là hiệu quả ứng dụng của CNTT vào thực tế. Họ sẽ chẳng quan tâm kỹ thuật thế nào, cũng chẳng quan tâm vào những thuật ngữ CNTT.
Vì vậy bước 1 các bạn nên đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước, hệ thống CNTT sẽ chạy song song hỗ trợ cho hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp; cắt nhỏ các dự án CNTT ra từng phần; và “kích” cho hiệu quả tức thì. Nên tôi thường ưu tiên cho các hoạt động bán hàng và dịch vụ người dùng.
Một lưu ý nữa là hãy gom những dự án nhỏ này thành modules, sau này có thể lắp ghép các modules này thành 1 hệ thống CNTT hoàn chỉnh.
Giai đoạn 2: sau khi áp dụng vài modules chạy hiệu quả thì đây là giai đoạn số hóa đúng nghĩa, mang tính toàn diện hơn; đây là lúc khai triển những dự án ERP, CRM, SCM, DMS …
Anh muốn nhấn mạnh đến hệ thống ERP vì nó cũng có thể bao gồm CRM, một phần SCM và có thể tích hợp DMS (là hệ thống quản lý phân phối).
Anh giải thích chút về ERP: Enterprise Resource Planning; trước đây khi mà các phòng ban dùng những phần mềm riêng lẻ, dữ liệu cũng riêng lẻ, mỗi lần muốn liên kết và tập hợp số liệu của 5-7 phần mềm khác nhau này là một việc khó khăn, thậm chí bất khả thi. ERP giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán này; sử dụng các phần mềm riêng lẻ kia thành các Modules – phân hệ; các modules này liên kết với nhau sử dụng chung 1 cơ sở dữ liệu quản lý tập trung. Các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp đều có thể quản lý trên cùng 1 hệ thống ERP.
Như anh nói ở giai đoạn 1 là sự đầu tư riêng lẻ cho các modules riêng lẻ rồi đến giai đoạn này chính là tích hợp chúng lại cho 1 hệ thống ERP hoàn chỉnh.
Ở giai đoạn này có thể nói doanh nghiệp đã tiến hành SỐ HÓA.
Giai đoạn 3: giai đoạn chuyển đổi số
Đây thực sự là bước sang 1 giai đoạn mới; chuyển đổi số, nó liên quan đến cách tư duy và cách làm; liên quan đến việc lựa chọn công nghệ để ứng dụng vào.
Anh lưu ý rằng chìa khóa của chuyển đổi số chính là Data – dữ liệu.
Ở giai đoạn 2 khi thực hiện khai triển ERP chúng ta đã có dữ liệu tập trung. Đây là dữ liệu của toàn bộ các hoạt động doanh nghiệp chạy trên nền tảng CNTT.
Nhưng chuyển đổi số đòi hỏi hơn thế, khi đó dữ liệu trở thành 1 tài sản và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, không còn gói gọn chỉ là những dữ liệu hỗ trợ nữa, nó thật sự biết “suy nghĩ”. Công nghệ AI – trí tuệ nhân tạo.
Công nghệ Big Data – Liên kết những dữ liệu, những dữ liệu có thể tự cập nhật khi mà hệ thống tự học lẫn nhau.
Công nghệ IoT – vạn vật kết nối, giúp biến tất cả những đối tượng liên kết được với nhau, và cũng từ đó có dữ liệu về tất cả từ “cây kim, sợi chỉ”.
Thôi nói dài dòng cho 1 ví dụ nhỏ: khi chụp hình 1 kệ bày hàng sữa, có rất nhiều loại sữa trên đó. Tấm hình này bình thường sẽ là dữ liệu “chết”. Nhưng khi đưa tấm hình này phân tích trong 1 hệ thống công nghệ cao, thì nó sẽ chỉ ra bao nhiêu loại sữa, chiếm bao nhiêu %, còn khi đặt thành 1 camera quan sát tại các cửa hàng nó chỉ ra được đối tượng khách hàng mua loại nào, đặc tính của khách hàng đó nằm trong độ tuổi nào, giới tính ra sao, hành vi mua hàng thế nào … nhiều hệ thống camera kết nối với nhau sẽ tập hợp thành các dữ liệu “biết nói”.




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT