10 Mô hình kinh doanh - Mô hình 2 One-Off Experience Business Model

 Mô hình thứ 2: One-Off Experience Business Model



 

Mô hình này gọi nôm na là “Mô hình kinh doanh trải nghiệm một lần”

-      Đặc điểm của trận pháp: chúng ta có 2 loại doanh nghiệp, một doanh nghiệp có sản phẩm/ dịch vụ cụ thể (gọi là doanh nghiệp ngoại tuyến) và một doanh nghiệp chuyên về truyền thông hoặc phần mềm phục vụ cho kênh online (gọi là doanh nghiệp trực tuyến).Sự kết hợp này sẽ đem đến cho khách hàng sự trải nghiệm kết hợp giữa 2 loại doanh nghiệp trên.

Mô hình này thường là 1 đơn vị thương mai điện tử có nền tảng công nghệ và bán hàng trực tuyến làm công cụ, các đơn vị khác cung cấp sản phẩm được rao bán trên “thị trường” này.

-      9 thành phần của trận pháp này:

·       Key partners:

ü  Các doanh nghiệp tổ chức sự kiện.

ü  Offline pop-up commerce: anh để nguyên cụm từ này vì khá khó dịch nghĩa, nhưng giải thích một cách nôm na là đơn vị hỗ trợ thương mại “tạm” giữa trực tuyến và ngoại tuyến.

Anh ví dụ cho dễ hiểu hơn: khi doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm của mình cho khách hàng trải nghiệm trong một sự kiện hay một thời gian ngắn ở một địa điểm nào đó, thay vì có show room thì doanh nghiệp mở 1 cái pop up store giúp khách hàng có những trải nghiệm sản phẩm.

ü  Doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến.

·       Key activitives:

ü  Được sự hỗ trợ của phần mềm.

ü  Các hoạt động đối thoại, phản hồi, sáng kiến thu nhận từ những trải nghiệm khách hàng.

·       Resource:

ü  Dựa trên nền tảng phần mềm ứng dụng.

·       Value propositions:

ü  Dùng bên thứ 3 đóng vai trò xem/nghe/mua sản phẩm dịch vụ.

ü  Trải nghiệm trực tiếp trên kênh online (bằng những hình ảnh, đoạn clip, …)

·       Customer relationships:

ü  Mua và sử dụng ngay.

ü  Cung cấp tức thời.

è      Khách hàng sẽ trải nghiệm sản phẩm trước tiên qua kênh trực tuyến, bằng cách xem hình ảnh, hướng dẫn xử dụng, các lời bình luận vv… Không cần đến tận nơi mua hàng, có thể click chuột đặt hàng và chờ nhận, thanh toán qua các hình thức khác nhau.

è      Khách hàng cũng có thể kiểm tra biết tình trạng của sản phẩm, số lượng, giám sát quá trình giao hàng vv…

·       Channels:

ü  Trực tuyến.

·       Customer segments:

ü  Khách hàng đa dạng mua trên sàn thương mại điện tử, “chợ trực tuyến”.

ü  Các trải nghiệm và tìm kiếm khách hàng được thu thập thông qua các hình thức trực tuyến.

è      Dựa vào lượng khách hàng, hành vi, lượng xem, quyết định mua, thông tin khách hàng, lượt tìm kiếm, phân khúc giá, vùng địa lý, vv… có thể phân tích được đâu là phân khúc khách hàng của doanh nghiệp.

·       Cost structure:

ü  Chi phí thuê chỗ “kinh doanh” trực tuyến.

ü  Các chi phí dịch vụ như phân tích, sàng lọc …

·       Revenue streams:

ü  Từ các hoạt động quảng cáo pop up.

ü  Từ các hoạt động bán hàng trực tuyến.

 

 

 

-      Kết luận về “trận pháp” này:

 

Trong trận pháp này thường dành cho các doanh nghiệp thương mại điện tử, các sàn, các công ty phần mềm khai thác thế mạnh ứng dụng của mình để cho các đối tác bán hàng trên ‘nền” hay “môi trường” của mình.

 

Đối với trận pháp này cần phải kéo khách hàng vừa là các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và khách hàng là những người mua sản phẩm đó.

 

Trận pháp này anh gọi là “cho thuê sân chơi” so với loại trận pháp thứ 1 là “liệu cơm gắp mắm” thì trận pháp này phải có thế mạnh là sân chơi đủ chất lượng, về cách thức tổ chức, về sự thuận tiện, về an toàn và sức hút từ các đối tượng khách hàng.

 

Một trong những doanh nghiệp dạng này là Amazon

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT