Kinh doanh online cá nhân - Phần chuyên đề SEO - Phân tích và tối ưu Website.

 

Phân tích & tối ưu website:

Việc quan trọng tiếp theo của SEO chính là phân tích và tối ưu website.

·         Xác định các vấn đề kỹ thuật cần tối ưu (Audit Technical)

·         Xác đinh và tìm cơ hội Content (Content audit)

·         Xác định cơ hội Backlink (Backlink Audit)

Sử dụng một số công cụ phân tích sau:

·         Google Analytics

·         Google Webmaster Tools

·         Screaming Frog

·         SEOmoz’s Tools

·         SEMRush

·         Ahrefs

 

 Các bước cần tối ưu website:

  • Bước 1: Mục tiêu chiến lược của bạn là gì?
  • Bước 2: Phân tích từ khóa
  • Bước 3: Phân tích Cạnh tranh
  • Bước 4: Phân tích kỹ thuật
  • Bước 5: Phân tích cấp độ trang
  • Bước 6: Phân tích nội dung
  • Bước 7: Phân tích trải nghiệm người dùng
  • Bước 8: Phân tích liên kết
  • Bước 9: Phân tích trích dẫn 

Đây là phần đầy đủ để phân tích và tối ưu một website, nhưng đối với những người kinh doanh nhỏ lẻ thì không cần đi sâu quá về phần Kỹ thuật, đối với những điều cần làm của mình là chú trọng đến 3 phần: Chiến lược, Nội dung và Liên kết – Còn 2 phần Kỹ thuật và Phân tích chỉ cần hiểu khái niệm và thuê ngoài (nếu cần).

Tôi đi vào 3 phần chính:

·      Chiến lược:

URL:


Nôm na phần này bản thân mình sẽ chú ý đến việc tìm tên cho website, mua tên miền có liên quan (ví dụ quen thuộc của doanh nghiệp là .com, có thể mua thêm .net, hoặc .info …)

Tránh dùng những tên khó nhớ, không liên quan đến tên sản phẩm/ dịch vụ thậm chí không liên quan đến tên công ty thì không nên. Tránh tên quá dài có dùng những dấu (-) …

        Keyword:

Gọi là từ khóa chính, bản thân tìm ra những từ khóa chính cung cấp cho việc tìm kiếm. Hãy đặt bản thân mình trong vai trò khách hàng thì muốn tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp thì tìm bằng cụm từ nào gõ vào Google search.

Có 3 dạng từ khóa thông dụng:

Thứ 1 từ khóa về thông tin: người ta muốn tìm kiếm “Thời trang trung niên” thì thường tìm kiếm “nơi nào bán …”; “như thế nào…” …

Thứ 2 từ khóa giao dịch: thường người ta sẽ tìm kiếm tên sản phẩm, tên dịch vụ, tên của doanh nghiệp; “Thời trang trung niên”; “Áo quần doanh nhân …”

Thứ 3 từ khóa điều hướng: giúp cho người dùng tìm kiếm đến đúng trang web của mình dù là họ không nhớ tên. Vd: họ chỉ gõ “trung niên” search vẫn ra trang web của mình. Hay giả dụ tên của doanh nghiệp là Sunny khách hàng gõ Suny vẫn ra.

        Cạnh tranh:

Biết được đối thủ mình đang làm gì trên web của họ?

Họ làm điều đó như thế nào?

Bảng xếp hạng cũng như lượng giao dịch của họ.

Trải nghiệm trực tiếp khi đóng vai khách hàng xem cách họ phản ứng, xem cách họ giải quyết các vấn đề liên quan đến phản hồi, liên quan đến nội dung sản phẩm/ dịch vụ …

        Địa điểm:

Ngày nay bán hàng online thì địa điểm cũng đóng vai trò quan trọng. Người ta tìm kiếm 1 mặt hàng sản phẩm thì cũng ưu tiên nơi đó gần với khách hàng, để thuận tiện trong việc giao hàng, trong giá cả và kể cả độ an tâm khi “cô ấy” là “hàng xóm”.

        Thương hiệu:

Đây cũng là một điểm quan trọng, hãy xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Điều này có nghĩa là giải quyết câu hỏi nhận thức của khách hàng về bạn (về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ …).

Sản phẩm/dịch vụ có tốt mà không ai biết hoặc biết không đầy đủ, thiếu ấn tượng thì thất bại trong việc làm thương hiệu.

·      Nội dung:

Video: trang web ngoài nội dung là text (văn bản) khó gây sức hút, chính nội dung bằng những đoạn clip, những hình ảnh giúp khách hàng bị thu hút và ấn tượng hơn. Một yếu tố nữa khi các bạn kinh doanh online thì những nội dung văn bản, hình ảnh sản phẩm có thể sao chép còn khi bạn đưa “cái mặt” của bạn thì đó chính “bản quyền”.

Blog: đây là nơi các bạn nên có những bài viết chất lượng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. Thậm chí cũng là nơi có thể chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến.

Social media: Social Media là các công cụ truyền thông được dùng trên các mạng xã hội để tiếp cận, tương tác với người dùng, thông qua các thiết bị công nghệ.



  • Nói

Doanh nghiệp sẽ tương tác với khách hàng, nói cho họ biết doanh nghiệp có những gì và nó sẽ giúp giải quyết các vấn đề của khách hàng ra sao.

  • Nghe

Tương tác và lắng nghe ý kiến, nhận xét từ khách hàng một cách có chọn lọc để điều chỉnh và có những hướng đi đúng đắn hơn.

  • Hỗ trợ

Tạo một cộng đồng những người có điểm chung mà liên quan đến lĩnh vực của doanh nghiệp. Nuôi dưỡng cộng đồng phát triển lớn mạnh để tạo nên các khách hàng tiềm năng.

  • Lòng tin

Xây dựng lòng tin trong khách hàng cũ để họ có thể giới thiệu dịch vụ, sản phẩm của công ty cho người quen, bạn bè.

  • Xây dựng Traffic

Để có traffic tốt thì bạn có thể thực hiến chiến dịch marketing online hoặc liên kết doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp khác.

  • Nắm lấy thời cơ

Từ những ý kiến khách hàng, từ các cuộc khảo sát thị trường. Bạn sẽ điều chỉnh, xây dựng phương hướng phát triển, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn để tăng sức cạnh tranh.

Phần Liên kết:

Khi bạn “đấu” trên mặt trận online này thì bạn không thể đứng một mình; bạn cần có những liên kết; liên kết ở đây giống như một chiếc phễu, bạn mở rộng miệng phễu nhưng lại tập trung rót về “đáy”.

Hay nói cách khác bạn phủ được độ rộng nhưng lại tập trung được đúng khách hàng.

Trước tiên hãy tham gia vào những trang, những diễn đàn, những blog … xây dựng một vài trang web khác (làm chân gỗ) … việc này đòi hỏi cả về kỹ thuật lẫn thời gian.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT