10 Mô hình kinh doanh - Mô hình thứ 7: Sustainability-Focused Business Model
Mô
hình thứ 7: Sustainability-Focused Business Model
Đặc điểm của trận pháp: Sustainability-Focused Business Model – Mô hình tập trung vào tính bền vững.
Mô hình này phù hợp cho các tổ chức hướng
“sinh thái” kết hợp, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương phát triển dự án
“xanh” nhằm giải quyết một vấn đề gì đó mang tính cải thiện hiện trạng hướng đến
tương lai.
Ví dụ: chính phủ muốn thực hiện dự án xóa “đồi
trọc” cho vùng Tây Nguyên, chính phủ kết hợp với doanh nghiệp – chính phủ đưa
ra chính sách về đất đai, về những ưu đãi về thuế; doanh nghiệp đảm nhận việc
trồng rừng đảm bảo lượng cây được trồng mới, khai thác có quy hoạch, tạo công ăn
việc làm cho dân địa phương và cuối cùng cải thiện môi trường sống.
- 9 thành phần của trận pháp này:
· Key
partners:
ü Các doanh nghiệp – tổ chức là thành phần trong
“hệ sinh thái” mà dự án hướng tới
ü Chính phủ, chính quyền địa phương
· Key
activitives:
ü Phát triển hệ sinh thái
è Vì đây
là một dự án mang tính cộng đồng bền vững, nên chìa khóa chính của vấn đề là sự
kết hợp giữa doanh nghiệp và chính phủ để thực hiện dự án xây dựng, phát triển
hệ sinh thái nhằm thay đổi môi trường sống, kết hợp tạo công ăn việc làm, phát
triển kinh tế địa phương, du lịch …
ü Green marketing
· Các hoạt
động marketing hướng tới việc xây dựng hệ sinh thái trên; hoạt động thu hút
doanh nghiệp, các hoạt động tuyển dụng người dân địa phương làm việc, quảng bá
những sản phẩm/ dịch vụ trong hệ sinh thái ra bên ngoài.
· Resource:
ü Dựa vào sự phát triển của doanh nghiệp – tổ chức
trong “hệ sinh thái”. Các doanh nghiệp trong hệ sinh thái này có “chọn lọc” phù
hợp cho mục đích của phát triển bền vững của địa phương.
ü Các sản phẩm/ dịch vụ mang lại khi xây dựng
phát triển “hệ sinh thái”. Ví dụ như du lịch, cây ăn trái, thủ công mỹ nghệ …
· Value propositions:
ü Sản phẩm/ dịch vụ được tạo ra vừa đem lợi cho
doanh nghiệp, vừa phù hợp cho việc phát triển môi trường, hệ sinh thái.
ü Green status: giá trị mang lại cho môi trường
xanh, cải thiện môi trường sống, tạo công ăn việc làm cho dân địa phương.
· Customer
relationships:
ü Tạo được “câu chuyện” về hệ sinh thái, về mục
tiêu dự án sự phát triển bền vững hài hòa giữa doanh nghiệp và chính quyền địa
phương + người dân.
· Channels:
ü Kênh quảng bá sản phẩm/ dịch vụ bằng mô hình
các cửa hàng bán lẻ
è Anh giải
thích: doanh nghiệp có thể tạo ra các cửa hàng bán những sản phẩm trong hệ sinh
thái – ví dụ như cây ăn trái đặc sản địa phương, sản phẩm từ chăn nuôi, vv…
è Kết hợp
các tour du lịch làm dịch vụ
Tất
nhiên đây chỉ là những giải thích ví dụ còn thực tế của mô hình như thế nào sẽ
tùy thuộc vào mục tiêu của nó giải quyết vấn đề gì, nó sẽ dẫn đến sản phẩm và dịch
vụ khác nhau.
· Customer
segments:
ü Khách hàng từ “thị trường trưởng thành”
ü Khách hàng từ “thị trường đang phát triển”
· Cost
structure:
ü Chi phí nghiên cứu.
ü Chi phí marketing
· Revenue
streams:
ü Từ việc bán sản phẩm/ dịch vụ
ü Từ sự ưu đãi của chính phủ
- Kết luận về “trận pháp” này:
Đây là sự kết hợp giữa việc chính quyền địa phương muốn thực
hiện một dự án mang tính “Cộng đồng” có lợi cho môi trường sống, phát triển
kinh tế địa phương theo hướng “hệ sinh thái” – một bên tham gia là các doanh
nghiệp – tổ chức có thế mạnh trong việc xây dựng, phát triển “sản phẩm/ dịch vụ”
từ sự ưu đãi, từ luật chơi, từ chính sách và nhân công có sẵn của địa phương
hình thành nên một hệ sinh thái.
Đây là một việc làm khó cần phải có luật rõ ràng, có quy hoạch
và tính toán đến những khía cạnh khác nhau tránh tình trạng phát triển không
theo quy hoạch sẽ phá vỡ tính “bền vững”; đem lại lợi ích ngắn hạn nhưng lại
thiệt hại dài lâu; hoặc chỉ đem lại lợi ích cho một số thành phần mà thôi.
Nhận xét
Đăng nhận xét