4 CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ CỦA CEO - Bài 2: Chức năng tổ chức (phần 3)

 

Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực và phân quyền




LB: bây giờ tổng hành dinh anh đã quyết định dời về Xuyên, bây giờ có mối lo lắng là vùng đất Kinh Châu này ai có thể đảm nhận được, em có ý kiến gì không?

KM: Em nghĩ trong đầu anh đã có một cái tên cho vị trí này. Nhưng tại sao mình không thảo luận để đưa ra 1 giải pháp mang tính khoa học và có căn cứ hơn là mang cảm tính.

LB: đúng anh sẽ giao vị trí này cho Quang Vũ.

Với những lý do sau:

-     Quang Vũ thiện chiến là dung tướng số 1 đương thời.

-     Thứ 2 Quang Vũ có danh tiếng rất lớn đủ làm cho đối phương phải kính sợ.

-     Thứ 3 về năng lực chiến đấu cũng như phòng thủ đều ổn.

-     Thứ 4 về thái độ, lòng trung thành thì Quang Vũ đều hội đủ.

-     Hiểu rõ hệ thống nội bộ của mình Quang Vũ cũng có kinh nghiệm làm việc lâu năm.

-     Mối quan hệ giữa các tướng nội bộ và uy tín cũng rất lớn.

KM: anh nói đúng nhưng đó là những điểm mạnh, còn điểm yếu anh không ghi ra?

LB: anh nghĩ điểm yếu của Quang Vũ tức là sự cao ngạo. Việc này dẫn đến xử lý tình huống sẽ không tốt.

KM: hoàn toàn đúng; nhưng anh có nghĩ là tính cao ngạo này của Quang Vũ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hay không? Ý em nói mắc phải sai lầm về mặt chiến lược chứ không phải là một trận đánh thắng thua.

LB: Em nói rõ hơn thử xem.

KM: này nhé vị thế Kinh Châu nằm giữa 2 lực lượng Tào Ngụy và Tôn Ngô. Giữa Quang Vũ và Tào Tháo có tồn tại mối ân tình; chính Tào Tháo biết được sự cao ngạo của Quang Vũ dẫn đến “thoát chết” ở Hoa Dung. Còn Tôn Quyền thì mặc dầu âm thầm nhưng ẩn bên trong gọi là “miên lý tàng châm”; Quang Vũ tỏ ra xem thường Ngô Quyền đây là 1 điều đáng ngại. Nó phá vỡ tính chiến lược của “Long Trung kế sách” hòa với Tôn và chống lại Tào.

LB: vậy theo ý em thì phải làm sao? Có sắp xếp nào khác không?

KM: một tướng giỏi có thể thua một vài trận đánh nhưng thắng được cuộc chiến. Bây giờ mình phải xây dựng được hệ thống đánh giá năng lực; chứ không thể giao việc và đánh giá theo cảm tính được.

Nếu thay thế vị trí này bằng Triệu Tử Long thì sao?

Ở Triệu Tử Long hội đủ yếu tố để trấn giữ Kinh Châu hơn là Quang Vũ. Điểm yếu duy nhất của Tử Long chính là khá “thầm lặng” không nổi được như Quang Vũ, tính kết nối nội bộ cũng không bằng Quang Vũ. Nhưng không lo lắng vì những yếu tố này không ảnh hưởng đến chiến lược; vì trước đây anh chỉ giao nhiệm vụ “hộ vệ” cho Tử Long đều này dẫn đến những hạn chế trong việc “communication skills”; tất cả đều có thể “học”.

LB: Việc này xét về tính Logic anh đồng ý; nhưng nếu anh giao vị trí này cho Tử Long sẽ khiến cho Quang Vũ không phục và gây mất đoàn kết thì sao?

KM: anh đưa ra câu hỏi rất hay. Vậy tại sao mình không xoay tua và đánh giá trong suốt nhiệm kỳ, mỗi 2 năm sẽ thay đổi; nhưng phải đạt được thang điểm (hay chỉ tiêu) đề ra – nếu điểm quá thấp sẽ bị thay thế mà không cần đợi đến hết nhiệm kỳ. À cái này em sẽ nói về KPI – kết hợp OKR nữa.

LB: vậy giao cho ai làm nhiệm kỳ đầu đây?

KM: để công bằng thì làm bài test tổng hợp. Anh ngồi với em để đưa ra kịch bản các tình huống, đưa ra nguồn lực và nhiệm vụ cho 2 ứng viên, họ phải lập kế hoạch chi tiết. Sau đó chúng ta sẽ đánh giá và cho điểm.

LB: OK em vậy tiến hành đi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT