MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CNTT - SỰ THAY ĐỔI.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CNTT - SỰ THAY ĐỔI.
Khi xây dựng một hệ thống CNTT cho doanh nghiệp thật khó để một người “may mắn” được xây dựng nó ngay từ đầu. Và cũng thật khó khi đề nghị “đập hết” xây lại.
Việc đập hết xây lại có thể hiểu là hệ thống cũ không còn “đáp ứng” với sự phát triển hay ít ra ngay thời điểm hiện tại nó cũng trong tình trạng bỏ thì thương vương thì tội.
Đối với người quản lý CNTT bạn sẽ làm gì khi rơi vào hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Bạn không thể xây mới theo ý mình ngay từ đầu, cũng không thể “đập hết” để xây lại. Trong khi nhiệm vụ và những dự án đặt ra cho bạn đòi hỏi phải có sự thay đổi về hệ thống, về công nghệ và áp lực thay đổi từ mindset các cấp?
Với kinh nghiệm gần 20 năm trong lĩnh vực CNTT tôi tin rằng chúng ta phải “lựa chọn có sự đánh đổi”. Bằng cách đánh vào “bao tử” điểm yếu nhất của doanh nghiệp và nhanh chóng xử lý nó trước. Các CEO và ông chủ sẽ nhìn vào góc độ hiệu suất kinh doanh trước tiên – hệ thống của bạn không đánh vào cải thiện nó thì đánh vào đâu? Với thời gian “chứng minh” là có hạn.
Khi bạn xây dựng tất cả từ đầu thì mọi thứ cứ như xây dựng một ngôi nhà, bạn có thể lên được bản thiết kế, các nguồn lực, kinh phí và xây dựng từ móng đến nóc …Còn khi bạn vào một nơi “quá nát” và không thể đập thì chỉ còn cách gia cố cho nó đừng sập và xây dựng từng phần.
Việc còn lại là đánh giá xây dựng phần nào trước? -> phải có bảng đánh giá và giải pháp đi kèm.
Sau đó thì sao?
Có thể sẽ gặp rắc rối khi lắp ráp các mảng xây dựng này lại với nhau, thời gian xây dựng giữa 2 mảnh ghép có thể cách nhau 3-5 năm. Việc thay đổi về công nghệ, thay đổi nhà cung cấp, việc không đồng bộ được dữ liệu, ...
Tích hợp hệ thống là một khái niệm không mới nhưng hiệu quả thì bỏ ngỏ, một số khá lớn khi “tích hợp hệ thống” chạy không ổn định, chập chờn.
Vậy phải làm gì?
Phải mổ xẻ tất cả các vấn đề của doanh nghiệp – dựa vào “hiện trạng” của doanh nghiệp để lên phương án xây dựng có lộ trình, xây cái gì trước, mất bao lâu, tại sao phải xây nó, khả năng mở rộng của nó là gì? Lựa chọn công nghệ nào? Sau thời gian 3-5 năm thì sử dụng “kế thừa” hay thay mới?
Một cản trở lớn nhất là thay đổi nhận thức từ các cấp độ. Từ CEO cho đến ngay người dùng cuối. Bản thân họ không hiểu vấn đề kỹ thuật và mối quan tâm của mỗi người khi dùng hệ thống là khác nhau. Nhưng chung quy lại rất ít người muốn “thay đổi” cho dù miệng họ hô hào “thay đổi hay là chết” nhưng họ vẫn không muốn thay đổi – trừ khi điều đó đe dọa thật sự đến quyền lợi mà họ quan tâm.
Một con số thống kê không nhỏ của những dự án ERP thất bại, không phải là vấn đề kỹ thuật, không phải vấn đề tài chính hay là năng lực thực hiện mà lý do chính nằm ở rào cản con người không chịu “thay đổi”, không hiếm những trường hợp họ “hè nhau” để chống lại sự thay đổi bằng cách “phá” hệ thống đang xây.
Thực hiện thay đổi này phải từ cấp độ cao nhất từ CEO, phải dám “đánh đổi”, mạnh tay cho những “rào cản” thuộc về “con người” – không phải tất cả vấn đề đều có thể “thỏa hiệp”. Nhất là sự thay đổi thì cần thiết phải “làm mới” và kiên định với nó.
Cuối cùng “người làm được thì không được làm”.
CHO DÙ BẠN NGẠI THAY ĐỔI THÌ NÓ VẪN DIỄN RA.
Nhận xét
Đăng nhận xét