Câu cá – Kinh doanh và cơ hội. P1
Câu cá – Kinh doanh và cơ hội.
Khi đến một nơi hoàn toàn mới để câu cá, việc đầu tiên
nên quan sát.
Cũng như kinh doanh vậy, đến một nơi – thị trường mới để
bắt đầu công việc kinh doanh bạn phải “quan sát” hay nói đúng hơn là “nghiên cứu
– khảo sát thị trường”.
Việc quan sát ở đây sẽ như thế nào?
Thứ 1: ngắm bao quát toàn cảnh.
Đối với việc câu cá: ngắm địa hình để xem xét chỗ nào
lý tưởng để câu.
Trong kinh doanh: nhìn bao quát thị trường này bao lớn.
Ở đó các nhánh nhỏ các yếu tố:
-
Vị trí địa lý.
-
Diện tích.
-
Mật độ dân số (cá).
-
Sự phân loại dân số theo độ tuổi, nghề nghiệp,
thu nhập, giới tính, vv… (các loại cá khác nhau)
Thứ 2: đếm số tay chơi.
Đối với việc câu cá: đi vào các thời điểm khác nhau để
đếm các tay câu; để biết họ có bao nhiêu người? phân bổ những vị trí nào? Các tay
câu thường ở cố định 1 nơi hay nhiều nơi khác nhau?
Đối với kinh doanh: việc nắm bắt được các doanh nghiệp
hay tay chơi tham gia vào thị trường đóng vai trò quan trọng;
-
Doanh nghiệp chuyên về ngành nào trong thị
trường rộng lớn, bao nhiêu ngành …
-
Doanh nghjệp trong cùng ngành của doanh
nghiệp của mình có bao nhiêu? Quy mô của họ thế nào (có thể phân chia quy mô
theo các tiêu chí nhỏ, vừa và nhỏ, lớn); đâu là những doanh nghiệp cạnh tranh
trực tiếp?
-
Thị phần của từng doanh nghiệp.
-
Đặc điểm thế mạnh của những doanh nghiệp cạnh
tranh trực tiếp.
-
Đâu là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Thứ 3: khách hàng (cá)
Đối với việc câu cá: trong vùng này có những loại cá
nào? Số lượng bao nhiêu cho từng loại, chiếm bao nhiêu %, tập trung ở khu vực
nào nhiều …
Đối với việc kinh doanh: việc nắm được yếu tố khách
hàng đóng vai trò quan trọng.
Tất nhiên nói đến kinh doanh nó phức tạp hơn là việc
câu cá; do câu cá có thể chỉ phân loại cá – còn kinh doanh sẽ tồn tại nhiều
khái nhiệm bên cạnh khách hàng là người dùng, môi giới, các đại lý, nhà phân phối,
gia công, vv…
Vì khách hàng nói chung chỉ là người mua hàng, chưa chắc
họ sử dụng.
Từng yếu tố một đều có những thông tin hữu ích cho việc
kinh doanh.
Doanh nghiệp khởi nghiệp hay bị ảo tưởng về thị trường:
họ nắm được dân số, món hàng của họ là thiết yếu và họ cho bê nguyên lượng dân
số đó chính là khách hàng (mặc dù chưa mua hàng). Một giám đốc công ty phần mềm
tuyên bố rằng sản phẩm của anh ta phát triển dành cho tất cả mọi người, nhưng
tôi hỏi cụ thể anh mô tả những người đó là ai, thì anh ta trả lời ai dùng cũng
được và đó là tập khách hàng??? (tôi không hỏi nữa).
Khi biết được hiểu được khách hàng cần gì thì bản thân
mình mới bán điều họ cần (hay đại khái sau này là trao giá trị …)
Không hiểu được cá thì sẽ không đem đúng mồi câu.
Doanh nghiệp khởi nghiệp thường cho mình là “khách hàng”
điều này nên hiểu đúng ở chỗ đúng là bản thân mình cũng là khách hàng nhưng đừng
nhầm tưởng rằng mình là tất cả khách hàng hay đại diện. Nhiều người đem nỗi đau
của bản thân gán ghép cho nỗi đau của toàn bộ … điều này rất nguy hiểm. Nó chỉ
là điều kiện cần chứ hoàn toàn không đủ.
Thứ 4: Sản phẩm dich vụ (mồi câu)
Đối với việc câu cá: khi xác định được các thông tin
trên bản thân sẽ biết mình muốn câu loại cá nào? Lựa chọn câu ở đâu? Có nhiều
tay câu hay không? Cá có nhiều hay không? Loại mồi câu nào hấp dẫn cá.
Đối với doanh nghiệp:
Khi xác định đúng đối tượng khách hàng, cũng như có đầy
đủ các thông tin khác thì việc đưa ra sản phẩm/ dịch vụ để hướng tới đúng đối
tượng
Việc này bao gồm nhiều yếu tố khác như giá thành, giá
bán, các tính năng mở rộng, sản phẩm đi kèm, …
Tất nhiên nó kéo theo hàng loạt thứ để “cạnh tranh” như
nguồn nguyên liệu, giá nhân công, giá điều hành, kỹ thuật công nghệ, kênh phân
phối, vv…
Kết thúc bài 1: đây là 4 yếu tố có thể dựa vào 4P; phần
nào đó là marketing research, R&D, mô hình kinh doanh.
Bài 2 sẽ nói về kỹ thuật câu; đối với doanh nghiệp là sự
vận hành.
Nhận xét
Đăng nhận xét