Kỹ thuật câu cá - Năng lực của CEO (P2)

 



Kỹ thuật câu cá giống như năng lực của người kinh doanh, ở đây tôi nói đến năng lực của CEO.

Ở bài trước quan sát – ghi nhận thông tin – phân tích đánh giá trước khi câu; việc này trong kinh doanh như là phân tích thị trường, nắm được cái nhìn bao quát về thị trường, sản phẩm, dịch vụ, đối thủ cạnh tranh, thế mạnh và cách thức, mô hình của họ.

Về câu cá: kỹ thuật câu sẽ bao gồm kinh nghiệm được thu thập, học hỏi, về cách chọn lựa mồi, cách chọn lựa công cụ như cần, lưỡi câu, sự am hiểu về cá (tập tính, cách thức ăn mồi, độ sâu sinh sống vv…); cách nhìn phao khi nào thì kéo cần, thời điểm câu, thời tiết vv… tất cả những hiểu biết đó chung quy lại là kỹ thuật câu cá.

Còn năng lực của CEO thì sao?

Mặc dù CEO không phải là người làm tất cả mọi việc nhưng CEO nên là người hiểu rõ việc mình làm, người khác làm.

Tôi giả dụ CEO cũng chính là chủ của doanh nghiệp khi đó một CEO giỏi – có năng lực sẽ phải HỌC rất nhiều.

Thế nào là Tầm nhìn – Là sứ mệnh – Là giá trị cốt lõi.

Sau đó đến phần thiết lập chiến lược: trong chiến lược có bao nhiêu cấp độ? Ở mỗi cấp độ có những phương pháp phân tích như thế nào? Dùng công cụ nào để thực hiện?

Tiếp theo là hiểu thế nào là mô hình kinh doanh? Mô hình kinh doanh khác chiến lược như thế nào? Làm cái nào trước làm cái nào sau? Khi nào thì làm?

Các phòng chức năng hoạt động ra sao? Chức năng của từng phòng là gì? Quy trình hoạt động và sự liên kết giữa các phòng chức năng thế nào?

Hiểu các chiến lược chức năng:

·       Chiến lược kinh doanh.

·       Chiến lược marketing – khác với làm thương hiệu ra sao, khác với định vị như thế nào?

·       Chiến lược con người – làm sao để tuyển đúng người, làm đúng việc, phát triển và đào tạo ra sao? Giữ chân những nhân sự chủ chốt – xây dựng lực lượng kế thừa…

·       Bán hàng có những kế hoạch thế nào? Bằng phương thức nào? Kênh nào? Hệ thống phân phối ra sao?

·       Thu mua và quản lý nhà cung cấp như thế nào? Chính sách nào đảm bảo sự bền vững, tiết kiệm chi phí, các phương án dự phòng.

·       Tài chính được phân bổ như thế nào? Đầu tư vào cái gì? Dòng tiền ra sao? Quản lý rủi ro và quản lý chi phí như thế nào? …

·       R&D hoạt động như thế nào?

·       Sản xuất: hiểu về dây chuyền hoạt động, hiểu về quy trình sản xuất, các nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, giá thành, quản lý chất lượng (QA, QC, 7M, PDCA …)

·       Hiểu các hoạt động của chuỗi cung ứng

·       Công nghệ thông tin: hiểu được hoạt động - ứng dụng của CNTT trong toàn doanh nghiệp.

·       Chăm sóc khách hàng như thế nào?

·       Hiểu về trải nghiệm khách hàng.

·       Trải nghiệm nhân viên.

·       Chức năng lãnh đạo gồm những gì

·       Quan hệ cổ đông.

·       Quan hệ giữa các đối tác.

·       Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

·       Hiểu các mô hình, các công cụ để quản lý, thực thi (BSC, KPI, OKR, PDCA, 7S, OGSM …) – có hơn 100 các công cụ thông dụng phân ra cho các mục đích nên tìm hiểu qua.

·       Ngoài ra còn các kỹ năng mềm (kỹ năng trình bày, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tạo động lực, kỹ năng quản lý thời gian, làm việc hiệu quả, vv…)

Trên đây chỉ là những gạch đầu dòng chính chứ CEO càng học sẽ thấy càng ngu – vì kiến thức rất mênh mông và bản thân thấy quá nhỏ bé.

Có những thứ phải học và đọc đi nhiều lần, thực hiện chúng trên thực tế mới hiểu được.

Không có ai có thể biết hết, nhưng tinh thần luôn cầu thị, tự học và không giấu dốt khiến bản thân phát triển.

 

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT