4 CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ CỦA CEO - Bài 3: Chức năng vận hành (phần 1)
CHỨC NĂNG VẬN HÀNH
Chức năng vận hành đóng
vai trò quan trọng. Sau khi KM đưa ra và giải thích cho LB về chức năng tổ chức
thì tiếp theo sau là vận hành bộ máy đó như thế nào?
LB: bây giờ coi như chúng
ta đã có bộ máy, các chức danh, các nhiệm vụ cho từng vị trí, ta cũng cho mở rộng
tuyển dụng nhân tài về để làm việc. Tiếp theo phải hiện thực đưa bộ máy vào hoạt
động. Chúng ta phải làm gì?
KM: bất kỳ một tổ chức
nào, một quốc gia nào muốn mọi người làm việc có sự tuân thủ và biết cái nào được
phép làm, cái nào không được phép thì phải đặt ra “pháp luật”, luật chơi, các
chính sách, các quy chế.
LB: thực tế ta thấy việc
xây dựng này ban hành thành cuốn “văn hóa ứng xử” nhưng ít người xem lắm thì
làm cách nào? Chính bản thân ta cũng không thể “thuộc” hết mọi thứ.
KM: đúng vậy, anh không thể
đưa những thứ “giáo điều” và bắt mọi người học thuộc – cái chúng ta cần là tính
tuân thủ và hiệu quả công việc chứ không phải là học thuộc nhưng không áp dụng
hay ban hành mà chỉ có hình thức.
LB: vậy theo em phải làm
sao?
KM: trước tiên chúng ta có
1 bộ phận chuyên trách – giang hồ gọi là bộ phận pháp chế - nơi này sẽ hướng dẫn
những điều lệ, những quy định, cách thực hiện cho mọi người, cũng đồng thời tổ
chức huấn luyện và giám sát tính tuân thủ. Theo ý em có thể để bớt nặng nề lý
thuyết thì chúng ta không nên đưa quá nhiều thứ rối rắm mà hãy áp dụng vào thực
tế công việc.
Ví dụ: xây dựng cái quy tắc
ứng xử.
Bám sát những giá trị của
công ty mà ban hành.
Có những hướng dẫn cụ thể
điều gì được phép làm, điều gì không được phép; nếu vi phạm sẽ bị xử lý và có
khung “hình phạt”.
Đồng thời một số sự tuân
thủ này được gắn vào KPI để đánh giá.
Đương nhiên sẽ phải đào tạo
và nâng cao ý thức của họ thường xuyên, định kỳ.
Đây là một mẫu : Quy tắc ứng
xử của tập đoàn Bollore
https://drive.google.com/file/d/1IdtdjsItCk80wRzmzBCP0Kay-z0SQOpG/view?usp=share_link
Nhận xét
Đăng nhận xét