TÙY BÚT - VAI TRÒ CEO. CÂU CHUYỆN LƯU BỊ VÀ TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG.
Khi Quan Vũ thất thủ Kinh Châu, Lưu Bị đóng vai trò CEO
của tập đoàn Thục muốn đánh Đông Ngô báo thù. Vì lẽ gì mà trong trận chiến ấy
không có sự tham gia của mưu sĩ nào chất lượng đi theo để kết quả thất bại?
Với chiến lược được vạch ra từ đầu trong Long Trung quyết
sách, khi Lưu Bị 3 lần ghé lều tranh để gặp Khổng Minh; khi đó Khổng Minh đã
đưa ra chiến lược rất rõ ràng là lấy Tây Xuyên làm căn cứ, phía đông hòa với
Tôn Quyền, phía Bắc chống Tào Tháo.
Nhưng do sắp xếp sai vị trí chấn giữ Kinh Châu lúc đó
đưa cho Quan Vũ làm cho cục diện bị thay đổi. Và có lẽ điều này nằm ngoài dự
tính của Lưu Bị và Khổng Minh. Trong quản lý chiến lược những yếu tố bất ngờ xảy
ra, làm thay đổi cục diện, làm thay đổi tình thế không phải là hiếm, lúc đó cần
có những đối sách “quản lý sự thay đổi”, “quản lý khủng hoảng” … những sự thay
đổi và ứng phó này làm thay đổi cục diện tốt hơn, có lợi hơn chứ không phải nhằm
thay đổi mục tiêu.
Lưu Bị muốn đánh san bằng Đông Ngô để “báo thù” theo
tôi đây là sự vội vàng vì nó ảnh hưởng đến mục tiêu, vì khi tiêu diệt Đông Ngô
thì sao? Khi đó mất cái thế chân vạc, không phủ nhận vai trò và thế lực của Tào
Tháo vẫn mạnh nhất. Khi Lưu Bị tiêu diệt được Đông Ngô thì có thể mở rộng được
địa bàn nhưng lại phải tổn thất về lực lượng và các nguồn lực khác (tài chính,
lương thảo, ngựa, khí giới …) sau đó còn phải phân chia ra để giữ các nơi thì nếu
giao tranh với Tào Tháo dĩ nhiên là bất lợi, hơn nữa một nơi vừa mới chiếm đóng
cần phải có thời gian để ổn định – đó là một mối lo rất lớn.
Khổng Minh tất nhiên can ngăn Lưu Bị khoan hãy đánh
Đông Ngô mà tìm cách “ngoại giao” và cái chính là không muốn đánh mất mục tiêu.
Khi doanh nghiệp thay đổi cả mục tiêu thì cần phải lập lại “chiến lược” khác để
đáp ứng với mục tiêu mới.
Vì lẽ gì CEO Lưu Bị lại không nghe?
Theo tôi có những lý do sau:
Thứ 1: Lưu Bị so sánh thực lực lúc này nhắm có thể làm
gỏi Đông Ngô.
Thứ 2: Vì sĩ diện của CEO – một khi bị tác động đến sĩ
diện thì vị trí càng cao càng khó nhịn. Ngày xưa khi còn là một thế lực nhỏ
nhoi thì nhịn được bây giờ làm bá chủ thì làm sao nhịn?
Thứ 3: Nói gì thì nói trong thâm tâm Lưu Bị cũng muốn “thi
thố” tài năng chứ, không thể lúc nào cũng phải nghe theo lời mưu sĩ như Khổng
Minh. Sự thật có rất nhiều CEO đố kỵ ngay với nhân viên của mình; CEO Lưu Bị
không ngoại lệ.
Thứ 4: Có thể về mặt tình cảm, làm CEO thì cũng là con
người, cũng có cảm xúc – có phải là cái máy đâu mà xem sự mất mát ấy nó nhẹ như
không được. Tình cảm – cảm xúc chiến thắng ý chí.
Như vậy tại sao Khổng Minh không tham gia vào trận chiến
này?
Khổng Minh đem hết mọi phân tích cho Lưu Bị, nhưng Lưu
Bị đã quyệt, cái quyết định này vừa mang tính cá nhân vừa dùng quyền lực của
CEO phủ quyết. Nên Lưu Bị nói Khổng Minh không cần tham gia.
Khổng Minh cũng nói rằng: trận chiến này bất lợi nhiều
hơn, nên dẫn theo mưu sĩ chất lượng như Pháp Chính; nhưng Lưu Bị cũng gạt đi và
nói; thôi không cần chỉ mình ta đem quân đi là đủ - có chuyện gì ta chịu trách
nhiệm.
Khổng Minh không can nữa khi thấy Lưu Bị đã quyết – đi ra
lẩm bẩm: dĩ nhiên là CEO phải chịu trách nhiệm trên quyết định của mình – nhưng
khổ nỗi đối phương sẽ nói thằng mưu sĩ nào đứng sau bày kế ngu thế này.
Vai trò của CEO là vậy, đâu phải bản thân mình là CEO
thì mặc định mình phải giỏi hơn nhân viên? Nhất là về mảng chuyên môn. CEO phải
có tầm nhìn rộng, phải có hiểu biết tổng quát và khả năng ra quyết định từ những
thông tin. Nhưng kiên quyết phải tin vào đội ngũ chuyên gia của mình; người ta
làm chuyên môn có những hiểu biết sâu thì nên tôn trọng những ý kiến này.
CEO có giỏi thì tự làm đi, hỏi làm gì? Hỏi rồi lại
không tôn trọng ý kiến của nhân viên, còn có khi mạnh miệng nói rằng, chuyện
này đơn giản – tôi làm CEO nên tôi “biết tất”.
Mời CEO lập chiến lược CNTT nhé, mời CEO đảm nhiệm luôn
vai trò IT Director để triển khai hệ thống nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét