Lính đánh thuê - Chuyên đề Train the trainer - 10 kỹ năng cơ bản của trainer - Kỹ năng giao tiếp
1.
Communication Skills – kỹ năng giao tiếp
Trở lại
bài viết “Lính đánh thuê” trong chuỗi ngày thực hiện nhiệm vụ đánh thuê của
mình.
Với kỹ
năng giao tiếp hay mở rộng ra là kỹ năng đàm phán.
Xét
trên tất cả những gì xảy ra trong khi thực hiện bất kỳ Deal (phi vụ) nào thì
suy cho đến cùng cũng cần kỹ năng giao tiếp tốt – kỹ năng đàm phán để Deal đó
mang lại lợi ích – giá trị.
Tôi bắt
đầu kỹ năng này với một ví dụ ngắn về nhiệm vụ của đặc nhiệm Thủy quân lục
chiến – SEAL của Mỹ:
Khi Mỹ
gởi đội SEAL vào chiến trường Irac để hỗ trợ giúp cho lính “địa phương” đánh
văng các thế lực “phiến quân”.
Một
trong những nhiệm vụ “bất khả thi” là sự hợp tác hành động giữa đội SEAL và
quân địa phương với những lý do sau:
- Sự
bất đồng ngôn ngữ.
- Sự
chênh lệch quá lớn về trình độ rèn luyện.
- Sự
trang bị về kỹ chiến thuật.
- Giữa
một đội quân tinh nhuệ được đào tạo bài bản và giữ một nhóm người đủ loại và có
cả những người chưa được đào tạo.
- Kinh
nghiệm trận mạc.
- Kỹ
năng phối hợp tác chiến.
- Người
chỉ huy và sự tuân thủ.
- Động
lực chiến đấu.
- Hoàn
cảnh … và cả LƯƠNG nữa.
Đóng
vai trò thủ lính của SEAL khi nhận nhiệm vụ phải phối hợp và cùng với quân địa
phương tham gia “chiến dịch” – thì đây là điều rất khó, thậm chí bất khả thi,
chưa kể khi nhiệm vụ này được đưa ra sẽ gặp những “phản đối” – nghi ngờ từ
những thành viên trong đội SEAL.
- Tại
sao chúng ta không thực hiện nhiệm vụ này với chính đội quân tinh nhuệ - vốn đã
quen tác chiến cùng nhau, thì yếu tố hiệu quả và ít rủi ro nhất.
- Chúng
ta đang phải mang theo gánh nặng (các binh lính địa phương) vào trận chiến.
- Làm
sao có thể đào tạo họ như chúng ta – vốn đã trải qua sự rèn luyện và sàng lọc
rất lớn.
- Nhiệm
vụ này rõ ràng là “nướng quân”.
Là
người đứng đầu đội SEAL bạn phải làm gì để thuyết phục và cũng cố tinh thần
cũng như đưa đội SEAL hoàn thành nhiệm vụ.
Khi đó
người đứng đầu team Seal cũng cảm thấy áp lực, giữa việc thực hiện nhiệm vụ cấp
trên và đưa ra “lời giải thích” cho cấp dưới.
Quy tắc
về tinh thần trách nhiệm tối thượng, rằng bất cứ ai đang giữ vị trí lãnh đạo
hoặc những người muốn giữ vị trí ấy phải có can đảm và năng lực gánh lấy trách
nhiệm về mọi thứ trong “thế giới” của mình. Họ không thể đổ lỗi cho ai khác
ngoài bản thân, từ chấp nhận thất bại, gánh chịu tổn thương đến xây dựng một kế
hoạch mới để giành chiến thắng.
Bắt đầu
bằng việc đưa ra quy tắc trong đội SEAL – tinh thần trách nhiệm tối thượng – tức
là tuyệt đối đặt tinh thần trách nhiệm cao nhất. Lợi ích của quốc gia phải đặt
lên trên các lợi ích của cá nhân.
Tôi biết
các bạn đều cảm thấy khó khăn, nghi ngờ trong việc thực hiện một nhiệm vụ này.
Nhưng chúng ta được huấn luyện, được tôi rèn cho những nhiệm vụ khó khăn nhất,
các bạn nghĩ xem – việc gì sẽ xảy ra khi các bạn gánh tất cả nhiệm vụ này cho quân
đội Irac, điều gì xảy ra khi chúng ta rút đi thì họ (quân Irac) sẽ làm gì? Hay các
bạn muốn làm điều này thay cho họ mãi mãi? Không có cách nào khác chúng ta phải
đào tạo và nâng họ lên để chính họ phải làm nhiệm vụ của quốc gia của họ.
è
Trong kỹ năng giao tiếp – khi đưa ra được những yếu tố chạm đến “trái
tim” thì họ sẽ thực hiện nhiệm vụ một cách nỗ lực.
è
Tất cả đều là một phần trong kế hoạch, đều đóng góp giá trị trong
nhiệm vụ đó. Đó là sự công nhận.
è
Nói rõ việc làm này, nhiệm vụ này là gì và sau đó là như thế nào?
-
Sau khi đã hiểu rõ nhiệm vụ, sau đó mới triển khai kế hoạch thực
hiện, liên tục hỗ trợ, giám sát và đánh giá kết quả, thực hiện sự thay đổi khi
cần thiết.
-
Rõ ràng về mục tiêu – kế hoạch hành động – kết quả đạt được
-> tất cả những thứ này phải được “cá nhân” hóa, họ biết họ làm vì điều gì,
họ được gì và sau đó thì như thế nào.
Trở lại kỹ năng này bên ngoài có rất nhiều tài liệu, sách kham
khảo. Đối với nghề lính đánh thuê thì việc đối diện với những tình huống khác
nhau thì hiệu quả của những tình huống này sẽ do cách bạn “đàm phán” – giao tiếp
với người đối diện.
Tôi dừng kỹ năng này ở đây – những bài sau khi đề cập đến Training
và Coaching thì những kỹ năng này sẽ được đề cập lại.
Nhận xét
Đăng nhận xét