Brand marketing vs Trade marketing
Brand Marketing là gì?
Brand Marketing (Marketing thương hiệu) là các hoạt động marketing nhằm củng cố niềm tin và thế mạnh cho thương hiệu. Các hoạt động Marketing Local Brand giúp tác động vào tâm trí khách hàng, vào tình yêu, vào trái tim, vào những điều cao cả có liên quan đến thương hiệu.
Các hoạt động Branding Marketing thường sử dụng truyền thông quảng cáo, PR, Event, Digital marketing, các loại công cụ truyền thông khác để giành lấy tâm trí khách hàng. Hiện nay, nhiều thương hiệu lớn đã thành công vang dội trong các chiến dịch Brand Marketing của mình. Chẳng hạn như Marketing Versace, Marketing Calvin Klein với việc áp dụng phân khúc linh hoạt, đa dạng sản phẩm, Influencer Marketing với những ngôi sao hàng đầu và truyền thông trên mạng xã hội.
Nếu Marketing truyền thống chỉ tập trung vào sản phẩm và các chiến lược xoay quanh sản phẩm thì Branding Marketing lại lấy thương hiệu làm trung tâm và sử dụng sức mạnh truyền thông để tác động lên tâm trí của khách hàng. Vì thế, chiến thắng trong Brand Marketing được gọi là “win in mind”.
Mô tả công việc Brand Marketing ở mỗi chức vị đảm nhận sẽ khác nhau. Nếu ở cấp bậc chuyên viên Brand Marketing, bạn phải làm các công việc liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ và có trách nhiệm báo cáo lên cấp quản lý thì ở cấp bậc Brand Manager bạn sẽ phải đề ra các chiến dịch, quản lý cả về mặt nhân sự và chất lượng công việc. Đồng thời, Brand Manager cũng là người thực hiện các cuộc họp liên quan đến brand với ban giám đốc hoặc với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư. Mô tả công việc Brand Marketing khá rộng và nhiều vấn đề, chúng tôi hẹn bạn ở các bài viết theo tiếp. Mời bạn cùng theo dõi nhé!
Trade Marketing là gì?
Trade Marketing là một chuỗi các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp nhằm tổ chức và xây dựng chiến lược ngành hàng, chiến lược thương hiệu trên toàn hệ thống kênh phân phối.
Mục tiêu cuối cùng của Trade Marketing là tác động lên quyết định mua hàng của khách hàng và thúc đẩy họ mua hàng. Để thực hiện Trade Marketing online hoặc offline thành công doanh nghiệp cần thấu hiểu nhu cầu, hành vi của shopper (người mua hàng) và customer (khách hàng).
Có thể hiểu đơn giản kiến thức về Trade Marketing là những hoạt động doanh nghiệp cần triển khai tại điểm bán hàng trực tiếp nhằm thương mại hóa các chiến lược Marketing. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ đầu tư tiền để tổ chức hoạt động Marketing tại điểm bán hàng và thu về nguồn tiền ngay tại đó. Vì vậy, các chiến thắng trong Trade Marketing plan được gọi là “win in store”.
Các hoạt động Trade Marketing nhằm hỗ trợ cho hoạt động bán hàng bao gồm: tổ chương trình phát triển khách hàng, thiết kế không gian bán hàng, POSM, quầy trải nghiệm sản phẩm, trưng bày sản phẩm, promotion, tổ chức các chương trình biểu diễn, tư vấn,…
Phân biệt Brand Marketing và Trade Marketing
Qua khái niệm cơ bản về Brand Marketing và Trade Marketing, chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào về điểm khác nhau cơ bản giữa chúng. Sự khác nhau giữa Brand Marketing và Trade Marketing được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Brand Marketing | Trade Marketing | |
Đối tượng mục tiêu |
|
|
Hoạt động triển khai |
|
|
Tiếp xúc với khách hàng | Tiếp xúc gián tiếp qua các phương tiện truyền thông | Tiếp xúc trực tiếp tại điểm bán |
Mục đích cuối cùng của chiến lược Marketing |
|
|
Phạm vi tác động | Dài hạn | Tức thời |
Vì hướng đến các đối tượng mục tiêu khác nhau nên các cách làm Brand Marketing và Trade Marketing sẽ có cách tiếp cận khách hàng của mình khác nhau. Thực tế cho thấy rằng tâm lý của khách hàng khi ở trong cửa hàng và bên ngoài cửa hàng là khác nhau. Khi ở bên ngoài, khách hàng có thể chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động truyền thông. Nhưng khi vào trong cửa hàng thì các chương trình giảm giá, khuyến mãi lại là các yếu tố quyết định tới hành vi mua hàng của họ.
Tóm lại, Brand Marketing sẽ giúp khách hàng biết đến và yêu mến thương hiệu của doanh nghiệp. Còn Trade Marketing sẽ thúc đẩy khách hàng thể hiện tình yêu dành cho thương hiệu bằng hành động mua hàng và tiếp tục quay lại mua hàng vào những lần sau đó.
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã biết đến khái niệm và cách phân biệt Brand Marketing và Trade Marketing. Khi đã nắm vững khái niệm, kiến thức về Trade Marketing, Trade Digital Marketing, mô tả công việc Brand Marketing cùng cách làm branding hiệu quả bạn sẽ dễ dàng nghiên cứu và thực hiện thành công các chiến dịch Marketing cho doanh nghiệp của mình.
PHẦN MỞ RỘNG KHI NÓI VỀ BRAND VÀ TRADE MARKETING so sánh NAM vs NỮ
Trong khi Brand đánh vào tâm trí khách hàng. Nó phù hợp với tập tính của Nam giới, việc thôi thúc mua 1 sản phẩm thì trong đầu anh ta sẽ liên tưởng đến thương hiệu nào "có tiếng" trong sản phầm đó.
Trong khi Trade đánh trực tiếp vào cảm xúc. Nó phù hợp với tập tính của Nữ giới, việc mua 1 sản phẩm có thể cô ta không quan tâm hay nhớ trong đầu 1 thương hiệu mà cái cô ta mua chính là cảm xúc thôi thúc mua.
Trong khi đàn ông quyết định mua 1 sản phẩm thường là người sử dụng sản phẩm đó, nên phù hợp với khía cạnh Brand; quan tâm đến thương hiệu.
Trong khi phụ nữ quyết định mua 1 sản phẩm có khi chỉ là người quyết định mua nó (có thể không xài). Điều này phù hợp với trade.
Cuối cùng vui thôi nhé:
- Phụ nữ có tính lan truyền thông tin tốt - nên phù hợp cho việc tạo ra hệ thống lan truyền tức thì
- Trong khi đàn ông có tính chất bảo mật tốt - nên phù hợp cho việc thiết lập kế hoạch dài hạn
Nhận xét
Đăng nhận xét