Tản mạn về chuỗi giá trị - Value chain.

Đỗ Ngọc Minh

Tản mạn về chuỗi giá trị - Value chain.

Trong thực tế các doanh nghiệp VN ít quan tâm phân tích về chuỗi giá trị, chỉ dừng lại ở việc biết nó như phần lý thuyết để đem lại một số lợi thế cạnh tranh.

Nhưng để quan tâm nó đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ các hoạt động của doanh nghiệp mình; các hoạt động này như một chuỗi các mắt xích, trong đó mỗi mắt xích đều đóng vai trò đem lại giá trị cho chuỗi.

Đừng nghĩ rằng chuỗi giá trị chỉ là các hoạt động bên trong doanh nghiệp – mà là tất cả những hoạt động input và output



Nhìn vào hoạt động của chuỗi này ta cũng có thể hiểu rằng sự tham gia của các doanh nghiệp khác, đơn vị đối tác khác – hoặc ngay như chúng ta out source để giảm chi phí và hiệu quả tốt hơn cũng là một phần của chuỗi.

Đã nói đến “giá trị” thì có những cái thêm vào và có những cái được (bị) lấy ra. Như vậy mỗi một tác động nào đó của bất kỳ cái gì trong chuỗi cũng đều ảnh hưởng đến chuỗi.

Nhưng chúng ta quan tâm nhất là điều gì? Khi phân tích chuỗi giá trị?

è     Đó chính là những yếu tố chính để chi phối đến chuỗi giá trị

Ví dụ nhé: chúng ta muốn sản xuất cà phê; như vậy chúng ta phải biết nguồn cà phê từ đâu? Và ai đang “mạnh nhất” nắm giữ nguồn này? Nó có phải vùng nguyên liệu không? Ai nắm giữ nguyên liệu thô? Ai nắm giữ kênh phân phối mặt hàng này? … tất nhiên còn nhiều cái chi phối chính khác ở các khâu mà doanh nghiệp cần phân tích ra.

Khi doanh nghiệp làm tốt việc phân tích chuỗi giá trị thì gần như làm tốt việc đánh giá, đưa ra quyết định, hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

Khi biết được những các “thế lực” ảnh hưởng chính đến chuỗi bản thân doanh nghiệp tìm cách tác động đến để đem lại lợi thế cho mình; nếu không tác động được thì tránh và phải tìm hướng khác – con đường khác để đi.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT