8 LOẠI CEO VÀ CÁCH THỂ HIỆN HÌNH ẢNH CÁ NHÂN

Đỗ Ngọc Minh


8 LOẠI CEO VÀ CÁCH THỂ HIỆN HÌNH ẢNH CÁ NHÂN




Trong bài “CEO và hành động vớt trăng dưới đáy hồ” đó là những CEO thất bại; Thì bài này anh lược dịch và có thêm những nhận định cá nhân về 8 hình mẫu của CEO thành công, họ tạo ra dấu ấn cá nhân của mình lên doanh nghiệp.

   Tập trung vào thương mại

 ü Ví dụ: Meg Whitman, cựu CEO, Hewlett Packard

ü Đặc điểm: Động lực của kiểu CEO này là muốn chiến thắng. Họ tập trung vào các chỉ số và con số và rất cam kết vào thành công của họ.

ü Thách thức: Thách thức mà kiểu CEO này thường phải đối mặt là xung quanh việc xây dựng văn hóa và đổi mới.

è  Đối với những CEO dạng này, họ tập trung vào bán hàng, chính vì tập trung vào bán hàng thì việc phát triển văn hóa doanh nghiệp phần nào ít chú trọng, và như anh đã post những bài về chiến lược, một khi tập trung bán hàng cũng giống như việc khai thác “con bò sữa” khi ấy những thứ sáng tạo và đổi mới khó thực hiện (vì đòi hỏi thời gian nghiên cứu tập trung vào R&D)

è Sale lên ngôi. 

2.  Hướng đến giá trị tài chính

 ü Ví dụ: Guo Guangchang, chủ tịch, Fosun International

ü Đặc điểm: Kiểu CEO này hướng đến việc tạo ra giá trị được chia sẻ. Họ tập trung vào thu nhập trên mỗi cổ phiếu, thực hiện các giao dịch và tạo ra giá trị.

ü Thách thức: Đối với kiểu CEO này, khía cạnh con người trong kinh doanh chính là thách thức.

è Khi hướng đến giá trị tài chính, đây là dạng CEO khá thận trọng, mọi tính toán sẽ làm sao cho việc tăng giá trị cổ phiếu trên sàn. Đối với họ giá trị tiền là ưu tiên hàng đầu.

è Một số CEO khiêm ông chủ dạng này sẵn sàng bán hoặc sáp nhập với những công ty khác nếu đem lại lợi nhuận tài chính.

 

3.  Đại sứ của kết nối

 ü Ví dụ: Dominic Barton, đối tác quản lý danh dự toàn cầu, McKinsey

ü Đặc điểm: Những CEO này rất giỏi kết nối, có tầm nhìn toàn cầu và hiểu biết địa chính trị mạnh mẽ.

ü Thách thức: Các đại sứ doanh nghiệp có xu hướng vật lộn với các hoạt động kinh doanh và làm thế nào để gắn kết tất cả các đối tác khác nhau lại với nhau.

è Đây là mẫu hình CEO làm chính trị, chủ yếu thế mạnh là “thuyết khách”, đàm phán và tạo lợi thế cho công ty từ những phi vụ mang tính chất thương lượng.

è Điểm mạnh của CEO này hướng ngoại hơn là tập trung điều hành các hoạt đông doanh nghiệp


4.  Là “ông chủ” của đế chế

 ü Ví dụ: Jeff Bezos, Giám đốc điều hành và người sáng lập, Amazon

ü Đặc điểm: ông ta ở đó, ông ấy muốn xây dựng giá trị. Jeff Bezos ấy bị ám ảnh về khách hàng. Ông ấy có những quy tắc làm việc tại Amazon thực sự phù hợp với ông taBezos có một cái nhìn dài hạn táo bạo, không quan tâm người khác nghĩ gì.Và ông thành công theo cách của mình.

ü Thách thức: Thách thức đối với Bezos và các doanh nhân doanh nghiệp khác là duy trì văn hóa và tránh xung đột với các bên liên quan khác bởi vì, trong suy nghĩ của kiểu CEO này, họ hiểu rõ nhất họ muốn gì.

è Đây là dạng CEO hơi độc đoán, nhưng cực kỳ tài năng, nếu không thì sớm muộn cũng sẽ bị “sa lầy”. Vì hiểu rất rõ mình muốn gì nên dạng CEO này rất quyết liệt trong hành động hướng đến điều mình muốn.

è Đối với CEO dạng này tuyển đội ngũ cần tinh nhuệ , kỹ luật và hiểu được ông ta muốn gì. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

 

5.  Lãnh đạo hướng đến “con người”

 ü Ví dụ: Howard Schultz, chủ tịch danh dự, Starbucks

ü Đặc điểm: Lãnh đạo hướng đến nhân lực là tìm được đúng người, xây dựng văn hóa phù hợp và biết điều đó sẽ đạt được kết quả phù hợp.

ü Thách thức: Thách thức đối với các nhà lãnh đạo này là xung quanh một số căng thẳng thương mại và đưa ra quyết định đúng đắn.

è CEO dạng này tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng con người. Đối với họ con người chính là tài sản của công ty.

è Một số CEO sẽ lấy “nhân viên” làm trung tâm chứ không phải khách hàng. Khi giải quyết được bài toán nội bộ tốt họ mới nghĩ đến khách hàng. Vì quan điểm rằng nếu nhân viên không có động lực, không làm việc đam mê thì cho dù hướng đến khách hàng thì chính những nhân viên này sẽ làm không hiệu quả. Nhân viên làm không hiệu quả tất nhiên khách hàng là gì đâu.

 

6.  Sứ mệnh toàn cầu

 ü Ví dụ: Richard Branson, người sáng lập, Virgin Group

ü Đặc điểm: Branson là một ví dụ tuyệt vời về một nhà truyền giáo toàn cầu. Ban đầu ông ấy là một doanh nhân nhưng càng ngày càng có sứ mệnh thay đổi thế giới, vượt qua ranh giới của người thường. Hãy nghĩ về Virgin Galactic. Kiểu CEO này thích khám phá, tiên phong và muốn sử dụng vị trí và tổ chức của họ như một phương tiện để thay đổi thế giới. Những người truyền giáo toàn cầu rất giỏi trong việc kết nối nhiều người và tạo ra những mối quan hệ thân thiết.

ü Thử thách: Thử thách là điều gì xảy ra khi họ không có ở đó? Doanh nghiệp có bền vững không?

è  Đây là dạng CEO có tầm nhìn tuyệt vời. Sứ mệnh của họ làm thay đổi cả thế giới. Đối với họ việc truyền bá tư tưởng, động lực luôn là ưu tiên hàng đầu.

è Theo anh sẽ khó khăn cho doanh nghiệp nếu CEO này không còn thì việc tiếp tục con đường sẽ khó khăn vì bản thân của họ kéo cả con tàu. Người kế vị cũng là một thách thức, áp lực và cả một chặng đường chuẩn bị.

 

7.   Đặt nặng tinh thần ý thức

ü Ví dụ: Walter Robb, cựu đồng giám đốc điều hành, Whole Foods Market

ü Đặc điểm: Kiểu giám đốc điều hành này được thúc đẩy dựa trên sự phát triển có ý thức của doanh nghiệp và sự hợp tác lâu dài giữa các doanh nghiệp khác nhau. Họ có định hướng tinh thần cao cấp đối với kinh doanh và cuộc sống.

ü Thách thức: Thách thức đối với những nhà tư bản có ý thức là làm thế nào để họ làm việc trong các giao dịch thương mại phức tạp và các tình huống có thể khó khăn hơn?

è Dạng CEO này khá “thoáng”, họ nêu cao tính tự giác, theo kiểu nói ít mà hiểu nhiều.

è Có thể họ không cần biết cấp dưới làm như thế nào cũng được, miễn sao kết quả tốt là OK. Vì vậy họ cũng gặp khó khăn trong một số trường hợp không có tính hợp tác cao; không có sự liên kết và giám sát tốt trong thực hiện công việc.

 

8.  Đổi mới sáng tạo

 ü Ví dụ: Elon Musk, CEO SpaceX, Tesla và Neuralink

ü Đặc điểm: Elon Musk là một ví dụ điển hình về kiểu CEO này. Anh ấy đã làm rất nhiều công việc kinh doanh khác nhau. Những người này rất mạnh mẽ trong việc phát minh ra những điều mới.

ü Thách thức: Câu hỏi đôi khi chỉ là thực tế khi nào nên đưa họ vào. Ngoài ra, đó là câu hỏi liệu thời điểm của họ có đúng không và liệu họ có đủ tiền để thực hiện tham vọng của mình hay không.

è Đây là dạng CEO rất sáng tạo, đem tinh thần luôn đổi mới. Dám thực hiện những điều gần như “không tưởng”. Nhưng họ lại rất bền bỉ với mục tiêu của mình. Niềm đam mê và động lực tưởng chừng như vô tận nơi họ sẽ giúp họ không xa rời mục tiêu.

è CEO dạng này chấp nhận mạo hiểm rất cao, nhưng bù lại sự thành công của họ sẽ “bùng nổ” chứ không phải là những thứ “tầm thường”. Vì họ dám làm những thứ người khác không dám.

 

 ----------------------



 

 

 

 

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT