Coach - Consultant - Mentor - Trainer

Đỗ Ngọc Minh



Nhiều người chưa phân biệt, hoặc hiểu mập mờ về vai trò của Coach (người huấn luyện), Consultant (người tư vấn), Mentor (người cố vấn, đỡ đầu) và Trainer (người đào tạo). Anh sẽ giải thích đơn giản thôi. Và chỉ ghi tiếng Việt cho lần đầu, còn lại anh vẫn dùng tiếng Anh cho khỏi dài dòng và các từ này dịch sang tiếng Việt cũng không chính xác chỉ nên hiểu theo vai trò của họ làm gì.
Trong thực tế một người quản trị giỏi, 1 CEO giỏi cũng cần thiết nắm tất cả các vai trò này, mở rộng ra chính là Leadership.
Bây giờ anh sẽ giải thích từng vai trò




Ø Coach:
-   Một người đưa ra những câu hỏi khuyến khích, hướng, tạo điều kiện cho người khác thực hiện những vấn đề của người chính đó.

Ø Consultant:
-   Là một chuyên gia, có trình độ trong một lĩnh vực nào đó, họ thực hiện một nhiệm vụ cho một công ty, cá nhân nào đó để giải quyết vấn đề cho công ty và cá nhân.

Ø Mentor:
-   Là một người từng trải nghiệm, có nhiều kinh nghiệm với các vấn đề mà người khác gặp phải, mentor sẽ đưa ra những trải nghiệm đó truyền tải cho người khác để họ xử lý vấn đề đó.

Ø Trainer:
-   Một chuyên gia dạy một kỹ năng nào đó cho người khác qua những tài liệu, những công cụ và những hướng dẫn cho kỹ năng đó.
Một điểm lưu ý: cho dù ở bất kỳ vai trò nào cũng đòi hỏi việc thiết lập một mục tiêu cụ thể. Nên bất kỳ ai đó thực hiện một trong những vai trò này mà không đòi hỏi em thiết lập mục tiêu của em thì đó không phải các vai trò trên.
Và sau đây anh sẽ mô tả vai trò cụ thể của từng người:
Ø  Coach:
Nhiệm vụ của coach đó là:
·         Giúp em hướng vào bên trong mình để khám phá, làm rõ và xác định mình muốn đạt được điều gì trong cuộc sống. Tức là giúp em tự mình phát triển những kỹ năng, những kiến thức … và cả những năng lực ẩn ở bên trong của em.
·         Khuyến khích em tự khám phá, tìm hiểu và nâng cao nhận thức về bản thân mình thông qua những câu hỏi mở và khơi gợi.
·         Tạo ra một môi trường an toàn, cởi mở để em có thể chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của mình.
·         Cùng với em lên kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu của mình.
·         Phản hồi chân thật cho em về những gì mà coach quan sát được từ em.
·         Đảm bảo rằng em chính là người chịu trách nhiệm 100% cho cuộc đời của mình.
·         Đồng hành cùng em trong quá trình bạn hiện thực hóa mục tiêu của mình.

Ø Consultant:
Nhiệm vụ của consultant đó là:
Thường vai trò consultant cho doanh nghiệp nhiều hơn, nhưng với cá nhân cũng có thể và tất cả dù là doanh nghiệp hay cá nhân thì cũng đều là khách hàng của consultant. Thường consultant sẽ đưa ra giải pháp cụ thể sau khi đánh giá GAP (vấn đề lổ hổng) của em hay của doanh nghiệp là gì? Bằng những kiến thức và kỹ năng của họ, sẽ đưa ra cách giải quyết các GAP đó như thế nào.
  • Consultant có thể không trực tiếp tạo ra doanh thu như bộ phận bán hàng, nhưng họ lại bộ phận quan trọng giúp thay đổi hành vi thậm chí suy nghĩ của khách hàng để tạo ra doanh thu đó.
  • Giúp cho khách hàng, người cần tư vấn tự nhận thức được bản thân và hiện tại để có thể tự bảo vệ mình, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng theo cách nhẹ nhàng, chắc chắn và an toàn nhất.
  • Giúp khách hàng giải tỏa thắc mắc, ấm ức, đưa ra các biện pháp giải quyết hợp lý nhằm xoa dịu khách hàng và giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp.
  • Cung cấp những thông tin chính xác, chuyên nghiệp và chuyên sâu nhất về một dịch vụ hoặc một sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
  • Giúp định hình và thống nhất suy nghĩ, thái độ và hành động của người dùng trước khi ra quyết định.
  • Giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và đảm bảo mang lại sự hài lòng cao nhất.
  • Bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng cũng như hình ảnh, giá trị của thương hiệu trước những sản phẩm không rõ nguồn gốc, làm giả, làm nhái trên thị trường.

Ø Mentor:
Thường ở vị trí này rất cần cho những người khởi nghiệp, là một người đưa ra những lời khuyên, là người đỡ đầu cho mình, giúp mình những kinh nghiệm và những trải nghiệm thực tế từ Mentor.
·       Mentor – Người giúp cho em thấy được sự tăng trưởng – hoặc tụt lùi của bản thân em
·       Mentor – “người đi trước” đưa rõ ra những lời khuyên quý giá
·       Mentor – Người sẽ cho em áp dụng những kinh nghiệm để đời của họ, những gì mà họ trải qua trong quá trình quản trị, trong những trải nghiệm mà họ trải qua
·       Mentor – Người sẽ đốc thúc em thực hiện công việc mỗi khi mà em có ý định chán nản, người sẽ giúp em đạt được phương hướng khi bế tắt. Giúp em tìm lại hướng đi mỗi khi mất phương hướng như chiếc la bàn vậy
·       Mentor – Người cho em thấy được tương lai của những việc em làm, sẽ thành công hay thất bại. (có thể dựa vào kinh nghiệm trải qua để đánh giá), tuy nhiên điều này cũng không chính xác 100%, nhưng giá trị đó đáng để kham khảo.

Ø Trainer:

Đây là những chuyên gia có kinh nghiệm và kỹ năng về một lĩnh vực nào đó, họ sẽ cung cấp những kiến thức, những kỹ năng thực tế giúp em giải quyết những vấn đề về kiến thức và kỹ năng trong một công việc hay một vấn đề nào đó.
·       Là người hỗ trợ ngắn hạn tùy theo chương trình, nội dung đào tạo, nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các chủ dự án/đội nhóm khởi nghiệp.
·       Người đào tạo có thể đào tạo:
(1) Kiến thức (có thể về một ngành cụ thể như du lịch, hoặc một mảng trong quản trị doanh nghiệp như marketing, nhân sự, tài chính, kế toán, sở hữu trí tuệ v..v hoặc phương pháp, ví dụ khởi nghiệp tinh gọn)
(2) Kỹ năng (pitching – gặp gỡ nhà đầu tư; thuyết trình; bán hàng v.v).
·       Là một người đào tạo, đương nhiên những kỹ năng cơ bản cần có là khả năng truyền đạt, kỹ năng giảng dạy. Thông thường, đào tạo là một dịch vụ có thu phí. Các khóa học miễn phí cũng có thể diễn ra dưới sự tài trợ của các tổ chức hoặc sự tự nguyện của người dạy.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT