Outsource – Thuê ngoài. Bài 2: Những rủi ro

Đỗ Ngọc Minh

Những rủi ro khi outsource



Bên cạnh những lợi ích ở phần trên thì Outsource vẫn tìm ẩn những mặt hạn chế - rủi ro mà khi xác lập chiến lược cần lưu ý.

·     Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp: đây là rủi ro tôi cho là lớn nhất; khi doanh nghiệp outsource thì gần như giao toàn bộ phần sản phẩm/ dịch vụ hay chất lượng (kể cả đào tạo) cho đơn vị cung cấp (gia công). Mọi sự thay đổi hay rủi ro từ phía nhà cung cấp sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

·     Rủi ro về đánh giá theo cảm nhận: nhiều doanh nghiệp dựa vào bản profile sự hứa hẹn cũng như một vài thông tin bên ngoài để quyết định đơn vị outsource điều này lại là 1 rủi ro. (có 1 bài viết khác về đánh giá nhà cung cấp).

·      Rắc rối về chính sách: giả dụ doanh nghiệp giao cho đơn vị khác thực hiện làm sản phẩm/ dịch vụ cho doanh nghiệp; doanh nghiệp dùng sản phẩm/ dịch vụ này để bán cho khách hàng (có thể một phần); sau đó sản phẩm/ dịch vụ này có lỗi thì doanh nghiệp đứng ra chịu trách nhiệm hay chuyển cho đơn vị thực hiện? chính sách của 2 bên như thế nào? Đổi trả hoặc thay mới thế nào?

·      Các vấn đề lỗi hay biến động từ nhà cung cấp: giả dụ tại một thời điểm giá cả nguyên vật liệu tăng cao, nguyên vật liệu khan hiếm, hay biến động về nhân lực của bên nhà cung cấp gây ra không đảm bảo thực hiện outsource cho doanh nghiệp (đền bù là chuyện nhỏ - chuyện lớn hơn là khiến cho doanh nghiệp mất khách hàng, mất dự án …).

·     Vấn đề bảo mật: đây cũng là vấn đề quan trọng, khi outsource tất nhiên doanh nghiệp phải cung cấp thông tin (thật tất nhiên) để đơn vị thứ ba dựa vào thông tin để làm; vậy điều gì đảm bảo cho thông tin này được bảo mật?

·      Công việc, nhân sự của những đơn vị bên trong doanh nghiệp: điều này ảnh hưởng đến việc làm của những nhân sự đang đảm nhận – khi doanh nghiệp thự hiện outsource một phần hay toàn phần thì cũng đều ảnh hưởng đến công việc hiện tại của họ. Thậm chí “xóa sổ” luôn một phòng ban nào đó cũng cần tính toán.

Sau đây là một số cách để hạn chế rủi ro:

ü  Đánh giá nhà cung cấp: trong đó dựa vào thông tin về doanh nghiệp, các dự án đã thực hiện, hồ sơ năng lực, các dự án có liên quan đến ngành, công việc mà doanh nghiệp chúng ta đang hoạt động; các phản hồi về dịch vụ/ sản phẩm của nhà cung cấp; năng suất/ năng lực cung cấp sản phẩm- dịch vụ.

ü  Tính toán về sự biến động giá cả.

ü  Đánh giá về dịch vụ khách hàng của nhà cung cấp.

ü Chi tiết rõ ràng các điều khoản bản hợp đồng được ký kết.

ü Đưa ra các phương án phụ cho những trường hợp phát sinh phía nhà cung cấp mà bản thân doanh nghiệp không thể can thiệp. Đưa thêm các nhà cung cấp dự phòng, các phương án thay thế khác; …


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT