Chăm chỉ là quan trọng, nhưng bạn cần phải biết cách từ bỏ nữa. Có nhiều người, bao gồm cả mình đã từng tin rằng người thành công không bao giờ bỏ cuộc, chỉ cần cố gắng rồi một ngày thành công sẽ đến với bạn, never give up (NGU), they said. Hmmm…mình hoàn toàn ủng hộ sự chăm chỉ và kiên nhẫn đối với công việc, tuy nhiên có một điều quan trọng không kém, đó là biết lúc nào nên từ bỏ. Khi bạn bắt đầu làm điều gì mới, việc biết chính xác lúc nào nên bỏ cuộc để tập trung tài nguyên và năng lượng vào thứ khác phù hợp hơn là cực kì quan trọng. Seth Godin đưa ra 3 trường hợp mà hầu hết những gì bạn đang và muốn làm sẽ rơi vào. Đó là the dip (vùng trũng), dead end (đường cụt) và the cliff (vách núi). Đương nhiên the dip là phần thú vị nhất rồi, vì nó được đặt hẳn tên cho cuốn sách này mà. The Dip Ý tưởng về “vùng trũng” (the dip) có thể được tóm tắt bằng biểu đồ được xử lý bằng công nghệ vẽ tay hiện đại dưới đây. Mình đã luôn từng nghĩ chỉ cần mình cố gắng thì kết qủa sẽ đến môt cách tương x
Đỗ Ngọc Minh 16 TUÝP NGƯỜI TRONG MỘT TỔ CHỨC 1. The Great – Tuyệt vời. Những thành viên nhóm đặc biệt này có động lực nội tại. Bạn có thể tin tưởng vào họ. Họ cũng có kỹ năng, tiềm năng để phát triển thêm (họ sẽ sẵn sàng đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn) và họ tuân thủ kỷ luật (họ giao việc đúng thời hạn và chính xác). Nếu như bạn có những người trong nhóm này , bạn thật may mắn. Bạn có thể ủy thác bất kỳ nhiệm vụ nào cho họ. Họ có tiềm năng làm được nhiều việc hơn và bạn có thể chỉ định các mục tiêu kéo dài. Phong cách lãnh đạo của bạn sẽ là ủy thác. Thành viên nhóm này sẽ phát triển hơn trong sự nghiệp. Bạn hãy giúp họ phát triển , có một kế hoạch “nâng cấp” tốt để chuyển sang cấp độ tiếp theo. 2. The poison – “Thuốc độc” Họ nhìn bên ngoài họ có động lực,nhưng phải được thúc đẩy bởi tiền bạc hoặc những phần thưởng vật chất. Họ không có kỹ năng tốt,cũng như tiềm năng hoặc tính kỷ luật thấp. Hãy nhanh chóng loại bỏ những người này. Họ ở
Đỗ Ngọc Minh Mô hình thứ 3: SWOT Ma trận SWOT là một mô hình cấp cao được sử dụng khi bắt đầu lập kế hoạch chiến lược của một tổ chức. SWOT là từ viết tắt của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu được coi là yếu tố bên trong, còn cơ hội và thách thức được coi là yếu tố bên ngoài Sau đó, so sánh các yếu tố khác nhau để đánh giá rủi ro của một chiến lược . Ví dụ: nếu điểm mạnh của tổ chức bạn phù hợp với các cơ hội trên thị trường - chẳng hạn như bạn có nhiều vốn còn đối thủ cạnh tranh thì không - bạn biết mình có lợi thế cạnh tranh. Trong kịch bản đó, bạn có thể thực hiện chiến lược kinh doanh tấn công với rủi ro tương đối thấp. VÍ DỤ SWOT Đây là ví dụ SWOT cho một tổ chức hoạt động dựa trên bán hàng: · Điểm mạnh - Chúng tôi có mối quan hệ tuyệt vời với khách hàng và lượng khách hàng trung thành. · Điểm yếu - Chuỗi cung ứng hiện tại của chúng tôi chưa đầy đủ. · C
Nhận xét
Đăng nhận xét