Phân biệt số hóa và chuyển đổi số: Điểm giống và khác nhau ở đâu?
Phân
biệt số hóa và chuyển đổi số: Điểm giống và khác nhau ở đâu?
Số hóa và chuyển đổi số đều liên quan tới các ứng dụng công nghệ số vào các tổ chức, doanh nghiệp trong thời kỳ 4.0. Vì vậy, 2 khái niệm này khiến nhiều người nhầm lẫn về tính chất, cách thực hiện, quy trình, giá trị, lợi ích,... Bài viết này sẽ là những so sánh giúp mọi người hiểu được bản chất của từng khái niệm.
1. Số hóa và chuyển đổi số là
gì?
Khi tìm hiểu về xu hướng chuyển đổi số thì sẽ
có 2 khái niệm nữa mà người đọc thường gặp đó là số hóa và số hóa quy trình.
Trên thực tế, đây là 2 quá trình quan trọng góp phần vào hình thành và mang lại
thành công cho chuyển đổi số. Các khái niệm có nội dung như sau:
- Khái niệm: Số hóa được hiểu là việc biến đổi các
giá trị thực sang giá trị số hay chuyển đổi thông tin từ dạng vật lý, analog
sang dạng kỹ thuật số (được biểu hiện bởi các dãy số nhị phân 0 và 1). Các
thông tin được đưa lên hệ thống máy tính và được xử lý bằng các phần mềm, giúp
việc lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng.
- Ví dụ: Khác với mô hình truyền thống là lưu trữ trên
các văn bản giấy tờ trong các phòng lưu trữ, khiến việc tìm kiếm thông tin khó
khăn và gặp rủi ro khi giấy tờ bị hư hỏng.
Các thông tin được lưu trữ trên hệ thống máy
tính giúp quá trình quản lý và tìm kiếm dễ dàng hơn
Số hóa quy trình (Digitalization)
- Khái niệm: Số hóa quy trình là việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào các quy trình vận hành, giúp quá trình xử lý thông tin trở
nên đơn giản hơn, góp phần tăng hiệu suất công việc cho nhân viên và doanh
nghiệp.
- Ví dụ: Thực hiện phê duyệt văn bản, thanh toán hoặc nộp
thuế cho Nhà nước bằng việc sử dụng dịch vụ chữ ký số, giúp quản lý không cần
phải tới công ty để ký văn bản giấy, nhân viên kế toán tiết kiệm được thời gian
tới văn phòng thuế để khai và nộp thuế.
Nộp thuế điện tử là một ví dụ điển hình của số
hóa quy trình
Chuyển đổi số (Digital transformation)
- Khái niệm: Chuyển đổi số là quá trình ứng dụng số hóa và số hóa
quy trình vào công việc kinh doanh. Đồng thời, người đứng đầu doanh nghiệp cần
thay đổi tư duy để ứng dụng công nghệ số vào quy trình vận hành, nhằm quản lý
tổ chức hiệu quả và tạo ra các giá trị mới.
- Ví dụ: Các doanh nghiệp chuyển đổi từ thanh toán bằng
tiền mặt sang hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như mobile money, ví
điện tử, quét mã QR,... Để có thể thực hiện được việc này, doanh nghiệp cần
thực hiện số hóa và số hóa quy trình để đưa thông tin lên hệ thống công nghệ,
sau đó sử dụng các tiến bộ như big data, AI để phân tích, kết nối và triển khai
các hình thức thanh toán tiện lợi này cho người mua và đơn vị bán hàng.
Chuyển đổi số cần số hóa, số hóa quy trình và
đổi mới tư duy của toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp
Mối liên quan giữa số hóa và chuyển đổi số
Số hóa và số hóa quy trình là một mắt xích
quan trọng trong chuyển đổi số. Người quản lý sẽ sử dụng các thông tin đã được
số hóa để nghiên cứu về hành vi khách hàng và đưa ra các hình thức tiếp cận phù
hợp, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Từ các thông tin về hành vi mua hàng của khách hàng từ quá
trình số hóa, doanh nghiệp sẽ đưa ra các hướng tiếp cận đa kênh (bán hàng trực
tiếp, digital marketing) để khách hàng nhớ tới thương hiệu của mình.
Đồng thời, nhờ quá trình số hóa, doanh nghiệp
sẽ đưa ra các chương trình chăm sóc khách hàng vào các dịp đặc biệt để tạo ấn
tượng tốt, xây dựng hình ảnh về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Nhờ đó,
họ sẽ tạo được một nguồn khách hàng trung thành với các sản phẩm của mình, tăng
doanh thu.
Thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện được
dễ dàng nhờ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số
2. Phân biệt số hóa và chuyển
đổi số
Số hóa và chuyển đổi số không phải là 2 tên
gọi khác của 1 khái niệm. Đây là 2 khái niệm độc lập và có những điểm giống và
khác nhau như sau:
Điểm giống nhau:
Ứng dụng công nghệ vào việc phát triển các quy
trình vận hành của tổ chức, tăng hiệu suất và chất lượng cho các công việc
Điểm khác nhau:
Tiêu chí so sánh |
Số hóa |
Chuyển đổi số |
Yếu tố
con người |
- Cần
nhân sự giỏi về công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống lưu trữ trên môi
trường Internet cho doanh nghiệp. - Cần
nhân sự sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để nhập thông tin lên hệ thống
và quản lý. |
- Cần
sự tham gia của toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp, không phải chỉ cấp quản
lý mới tham gia vào quá trình này. |
Thời
gian thực hiện |
Một vài
tháng phụ thuộc vào lưu lượng thông tin, hạ tầng và năng lực nhân sự. |
Tối
thiểu từ 3 - 5 năm vì cần thay đổi mô hình kinh doanh, vận hành và tư duy làm
việc của toàn bộ nhân sự. Chuyển
đổi số cần nghiên cứu kỹ lưỡng vào có kế hoạch chi tiết trước khi thực thi. |
Như vậy, sự khác biệt giữa số hóa và
chuyển đổi số thể hiện rõ nhất ở điểm: số hóa là bước đầu tiên trong
quá trình chuyển đổi số, nhằm đưa các thông tin lưu trữ ở dạng vật lý sang kỹ
thuật số. Chuyển đổi số việc thay đổi tư duy và mô hình kinh doanh để ứng dụng
những lợi ích mà số hóa và số hóa quy trình mang lại, để tiết kiệm chi phí,
tăng hiệu suất công việc. Từ đó có thể tạo ra nhiều giá trình mới cho doanh nghiệp.
Tác động của kỹ thuật số đối với dữ
liệu tổ chức.
Tác động của kỹ thuật số đối với vai
trò và trách nhiệm
Tầm quan trọng của một nền tảng kỹ
thuật số
Nhận xét
Đăng nhận xét