BÀI HỌC SAU TRẬN XÍCH BÍCH - VAI TRÒ XÂY DỰNG TÁI TẠO TỔ CHỨC - BÀI 1: TẬP ĐOÀN THỤC HÁN
Bối cảnh: Sau trận chiến Xích Bích – sự hợp tác giữa 2 thế lực
Ngô Quyền và Lưu Bị đã đánh bại thế lực mạnh nhất lúc bấy giờ là Tào Tháo.
Sau trận chiến đó Tào Tháo thiệt hại nặng nề và không còn sức
để tham gia vào cuộc tranh giành đất đai – thành trì. Tào Tháo để Tào Nhân ở lại
giữ Nam Quận còn bản thân rút về Hứa Xương để dưỡng binh.
Tình hình giữa Tôn Quyền và Lưu Bị mặc dù là liên minh đó,
nhưng thực chất sự rạn nứt và bất hòa diễn ra khá gay gắt về cách chia phần sau
chiến thắng Tào Tháo.
Tào Tháo vốn chiếm lấy Kinh Châu là một nơi hiểm yếu trước
đây thuộc quyền kiểm soát của Lưu Biểu (do tranh giành quyền lực nội bộ gia
đình nên bị Tào Tháo chiếm đoạt). Vùng đất Kinh Châu này vốn Tôn Quyền và Lưu Bị
đều mong muốn có được. Tôn Quyền thì muốn mở rộng thế lực – còn Lưu Bị thì muốn
có 1 căn cứ cắm dùi sau bao năm chinh chiến chưa từng tích lũy được.
Sau trận chiến Xích Bích rõ ràng “bỏ vốn” nhiều hơn trong
liên minh Ngô – Thục thì Tôn Quyền bỏ vốn nhiều hơn; nhưng sau trận chiến bên
“lấy phần” nhiều hơn lại là Lưu Bị. Lợi dụng Đông Ngô căng sức đánh với Tào
Nhân ở Nam Quận – Khổng Minh phục binh lấy thành. Hơn nữa trong trận chiến này
Lưu Bị “tiện tay” lấy được Kinh Châu. Điều này gây nên sự rạn nứt liên minh giữa
Tôn – Lưu.
Sau đó những chuyện dùng dằng – bên Ngô thì Lỗ Túc liên tục
đi đòi; Bên Lưu Bị tìm cách này cách khác để trì hoãn.
Diễn tiến tâm lý của các nhân vật hết sức phức tạp; giữa lợi
ích cá nhân, lợi ích “doanh nghiệp” và lợi ích cho cái gọi là “liên minh” đại
cuộc đan xen. Giữa những thứ tình và lý. Mâu thuẫn không ngừng;
è Trong một
doanh nghiệp cũng vậy; sự phức tạp đến từ “con người” nó chất chứa tất cả những
tốt – xấu.
è Tốt là
tốt thế nào? Góc nhìn cho cá nhân, cho doanh nghiệp hay cho liên minh mong đợi
sự hợp tác Win – Win.
è Tốt của
người này có thể là xấu của người khác.
è Tốt của
doanh nghiệp này có thể là xấu của doanh nghiệp khác.
è Win –
Win có thực sự tồn tại không? Đây có thể là trường hợp lý tưởng trong đàm phán
thương lượng; nhưng thực tế win – win có thể là cả 2 cùng nhượng bộ một số điều
kém quan trọng hơn và cả 2 đạt được một số điều quan trọng.
Bây giờ thử phân tích một đoạn
diễn tiến để thấy tâm lý nhân vật, những vấn đề tồn tại trong tổ chức, những
quyết định với những vị trí, vai trò và góc nhìn của một số nhân vật.
Lỗ Túc đòi Kinh Châu vài lần
không được trở về. Nghe tin Lưu Bị vừa mới mất vợ. Chu Du bàn kế với Lỗ Túc rằng
gán gả em gái Tôn Quyền là Tôn Thượng Hương cho Lưu Bị để thực hiện việc dẫn dắt
Lưu Bị vào chòng – đem thân vào Kiến Khang (đất Ngô) thực hiện việc bắt giữ Lưu Bị
làm áp lực đổi lấy Kinh Châu.
Bây giờ trước tiên xét về tổ chức
của bên Thục (Lưu Bị - tôi tạm gọi là Thục – Ngô, chứ đúng ra thời điểm này Lưu
Bị chưa vào Xuyên lấy đất Thục):
-
Lưu Bị e ngại về chuyện tuổi tác – với lại vì
liên minh nếu Lưu Bị khước từ việc thành thân này khiến cho Chu Du có cớ dụng
binh.
-
Khổng Minh xét về mặt liên minh cũng không muốn
xảy ra cuộc chiến với Ngô, nhưng nhìn nhận rõ ràng đây là cái bẫy của Chu Du nhằm
khống chế Lưu Bị đổi lấy Kinh Châu.
-
Quan, Trương: không muốn Lưu Bị đi vào hiểm cảnh,
nhất là khi Lưu Bị đi giao lại quyền hành lại cho Khổng Minh thì Quan, Trương
không phục.
Hãy chú ý đến một số đoạn đối
thoại sau:
· Đối thoại
giữa 3 anh em Lưu, Quan, Trương:
-
Quan, Trương: tụi em theo đại ca chinh chiến bao
nhiêu năm ngại gì chuyện giao tranh – Chu Du có dẫn binh đến thì có tụi đệ đây
đại ca lo gì.
-
Lưu Bị: hiện nay Kinh Châu cũng mang danh là mượn,
cả một đời chinh chiến nay mới có được một căn cứ, bây giờ lại giao tranh động
binh như vậy không những cắt đứt liên minh, đôi bên lưỡng bại câu thương thì
Tào Tháo dễ dàng tiêu diệt.
Ta đã nói rồi, mấy đệ không cần lo cho ta;
nếu chúng ép buộc ta thì cũng không thể đánh đổi Kinh Châu; còn có mấy đệ và
quân sư trông giữ thì họ cũng không dám bức bách, có bức ta thì mấy đệ cũng nhất
định vì đại cuộc.
-
Quan, Trương: đành vậy, nhưng 2 đệ có điều này
không biết nói thế nào?
-
Lưu Bị: mấy đệ cứ nói giữa huynh đệ chúng ta có
gì mà ngập ngừng.
-
Quan, Trương: khi đại ca đi giao toàn bộ binh
quyền cho Khỗng Minh; lỡ đại ca chưa về mà Khổng Minh muốn chiếm giữ riêng làm
chủ Kinh Châu thì sao?
-
Lưu Bị: tại sao các đệ lại có thể nói những câu
như vậy – trước khi có tiên sinh thì huynh đệ ta thế nào? Nay xây dựng chút
thành tựu thì các đệ lại phủi đi? Nói xong Lưu Bị rút dao găm nói ta thà chết
chứ không muốn mấy đệ suy nghĩ này mà bất kính với tiên sinh; khi ta đi rồi các
đệ không nghe lời tiên sinh thì ta chẳng thà chết đi.
-
Quan, Trương: trùng xuống và nói. Chúng đệ xin
nghe theo lời căn dặn của đại ca.
· Đối thoại
giữa Lưu Bị và Khổng Minh:
-
Lưu Bị: trước khi ta đi giao phó Kinh Châu cho
tiên sinh, mọi việc tiên sinh cứ thay ta giải quyết.
-
Khổng Minh: chúa công đi đợt này tôi có phần lấn
cấn giữa tình và lý. Về tình rõ ràng đây là cái bẫy mà chúa công lại dấn thân
vào hiểm cảnh, còn lý thì rõ ràng cả tôi và chủ công đều biết rõ tính chất quan
trọng của liên minh không thể bị đứt hơn nữa động binh thời điểm này kẻ có lợi
là Tào Tháo.
Nhưng tôi cũng có điều khó nói – Lượng tôi
tuổi trẻ không có tài đức được chúa công giao cho trọng trách giữ lấy Kinh Châu
quả là quá sức. Xin chúa công giao lại cho người khác.
-
Lưu Bị: tiên sinh không cần khiêm tốn, ta hiểu
tiên sinh ngại về phía Quan, Trương không phục.
Ta nói hết ruột gan ta là: chuyện khôi phục
nhà Hán là tâm nguyện cả đời của ta; chuyện anh em ta so với đại sự khôi phục
nhà Hán thì đừng nhắc đến. Tài của tiên sinh hơn hẳn nếu có làm chủ Kinh Châu để
khôi phục nhà Hán thay ta thì cũng được có chuyện gì?
-
Khổng Minh cả kinh: xin chúa công đừng nói như vậy.
Lượng này được chúa công tri ngộ, ơn chưa kịp báo đáp làm sao có thể nghĩ đến
những chuyện đại nghịch như vậy.
-
Lưu Bị: ta đã biết tài năng của tiên sinh, nay
ta lại hiểu rõ được tấm lòng của tiên sinh như vậy thì ta còn lo lắng gì. Ta
giao phó mọi việc cho tiên sinh – Quan, Trương tiên sinh dùng được thì dùng còn
không thì bỏ đi.
Nay ta đã quyết và có vài lời như vậy.
-
Khổng Minh nói: chúa công đừng nói như vậy, cho
dù chúa công không về tôi sẽ cùng Quan, Trương tướng quân phù trợ ấu chúa hoàn
thành đại nghiệp.
Lời
bàn:
Trong tổ chức doanh nghiệp – mỗi
người đều có những tâm tư, động lực, vai trò vị trí khác nhau; góc nhìn và cách
hành xử cũng khác nhau.
Mọi sự thành bại đều do con người
mà ra.
Vai trò của người chủ hay CEO cực
kỳ quan trọng trong việc xây dựng và ổn định tổ chức.
Lưu Bị làm rất tốt vai trò này:
Nắn gân Quan, Trương để không được
làm bậy – nổi loạn phá hoại tổ chức vì mối tình riêng.
Đối với Khổng Minh thì Lưu Bị vừa
dò hỏi vừa nhắn nhủ, cũng đồng thời khéo nhắc về vai trò đảm nhiệm được trao không
được vì “tình riêng” mà quên đại cuộc.
Tinh tường trong việc phân công
nhiệm vụ - kế thừa. Đã trao quyền thì “tin tưởng” (dù thực tế có thể không tin,
nhưng nghệ thuật dùng người mức độ khiến người khác hết lòng, không thể từ chối
và biết nhấn ở đâu là NGHỆ THUẬT).
Vai trò Khổng Minh: dù gánh vác
trọng trách, bản thân cũng không có ý muốn chiếm lấy vị trí của Lưu Bị, nhưng cũng
phải bộc bạch những khó khăn, trở ngại khi ngồi ghế nóng; bắt buộc Lưu Bị phải
dọn dẹp trở ngại là Quan, Trương để giảm bớt áp lực.
Vai trò Quan, Trương chỉ vì tình
riêng và suy cho cùng người vào sinh ra tử chỉ là 3 anh em; động cơ và góc nhìn
của họ không thể xa như Lưu Bị và Khổng Minh.
Lưu Bị đóng vao trò CEO biết rõ
tâm tính và cách hành xử khôn khéo tránh xung đột và đặt nhân sự của mình vào đúng
vai trò để thực hiện chiến lược khôi phục nhà Hán.
Bài sau tôi sẽ phân tích bên Đông
Ngô
Nhận xét
Đăng nhận xét