TÀO THÁO

Đỗ Ngọc Minh

Phần 1: Tào Tháo





1. Tào Tháo:
Xuất thân từ gia đình quan lại, lúc nhỏ không học hành theo kiểu chỉnh chu, chỉ xem những yếu quyết và thích về binh pháp. Tính tình đa nghi, gian trá, đầy mưu lược. Không câu nệ tiểu tiết, có chí lớn và hoài bão. Làm việc bằng mọi giá, xem trọng kết quả hơn quá trình, đôi khi tàn nhẫn và bất chấp đạo lý.
· Khả năng lãnh đạo: (điểm 4.5/5)
Tào Tháo sớm bộc lộ khả năng lãnh đạo rất tốt của mình, bằng chứng là ông ta sớm đưa ra việc tập hợp quân đội riêng, dựa vào nhà tài phiệt để cung cấp quân lương và phát triển đội ngũ của mình.
Tào Tháo qui tụ dưới trướng gần như tất cả các thành phần trong xã hội, miễn là góp sức cho ông ta thì được trọng dụng.
Bên cạnh rất nhiều mưu sĩ, võ tướng, trọng dụng luôn cả những hàng tướng. Tùy theo năng lực, công lao và cả sự trung thành để dùng.
Nên có thể nói năng lực lãnh đạo của Tào Tháo thuộc loại rất cao
· Kiến thức chuyên môn: (điểm 4/5)
Tào Tháo rất am hiểu về trận pháp, cách bày binh bố trận, trong các cuộc họp với mưu sĩ Tào Tháo sớm đã có chủ ý, chỉ là lắng nghe những mưu sĩ để tiện đưa ra quyết định thực thi mà thôi.
Trong đó vì rất vững chuyên môn, nên khi các mưu sĩ tranh cãi, Tào Tháo sẽ là người đưa ra quyết định thực thi ý nào, của ai.
Áp dụng chính sách dùng người, hệ thống quản lý quân đội của Tào Tháo cũng rất tốt. Khi hành quân Tào Tháo chú trọng đến quân lịnh (bằng chứng 1 lần Tào cởi ngựa giẫm phải lúa của dân, nên thực hiện theo quân lịnh Tào cắt tóc thay đầu để tạ tội). Khi bố trí trận Tào Tháo cũng suy tính kỹ đường đi nước rút, quân lương và bố trí đội hình. Chủ yếu lấy tinh nhuệ chứ không lấy số đông. Hành quân thần tốc.
Am hiểu địa hình và thời cuộc. Ông ta đã sớm nhìn ra đối thủ của mình ở từng giai đoạn và biết cách giải quyết từng vấn đề một.
· Quản lý con người: (điểm 3.5/5)
Nhìn vào đội ngũ của Tào Tháo mới thấy được qui mô cực lớn. Trong thế chia 3 thiên hạ thì thực lực về người quân Tào chiếm ưu thế.
Cách Tào Tháo sử dụng người đa dạng, không câu nệ xuất thân và ngay cả đạo đức cũng bất chấp, miễn sao được việc.
Mặt trái cũng có vì sử dụng đa dạng, loại người như vậy Tào Tháo không hoàn toàn tin tưởng vào tất cả những thuộc hạ, nhất là những vấn đề liên quan đến cá nhân (như lúc ngủ cấm ai bén mảng đến gần); luôn đặt câu hỏi và suy xét động cơ của thuộc hạ để “trừ mối lo” trước khi nó phát sinh, đôi lúc dẫn đến sai lầm trong phán xét và tàn bạo.
Một mặt khác Tào Tháo cũng trọng dụng thưởng rất tốt cho thuộc hạ, giống như việc bây giờ CEO Tào Tháo trả lương rất cao cho nhân viên vậy.
· Thiết lập hệ thống – chính sách: (điểm 4/5)
Với bộ máy khổng lồ như vậy, việc tận dụng bao nhiêu đó con người, tổ chức bộ máy hoạt động trơn tru quả không phải là điều dễ dàng.
Một số CEO tổ chức bộ máy nhỏ gọn thì làm tốt, còn lượng người cũng như tài nguyên nhiều hơn sẽ choáng ngộp. Điều đó chính là khả năng tổ chức hệ thống.
Nó bao gồm các chính sách dùng người, cơ chế thưởng phạt, hệ thống cấp bậc, luân chuyển con người, phân bổ vị trí, công việc. Chăm lo hậu cần lương thảo, lương thực, khí giới, công cụ lao động, vũ khí …
Tất nhiên phải kể đến những chính sách cho nông dân, thợ rèn, thợ xây … tất cả những thành phần trong xã hội đều được tổ chức và phân công tốt.
Nếu yếu kém thì một mắc xích trong đó cũng đủ làm cho toàn bộ quốc gia đó suy yếu.
Thế mới thấy được tài của CEO Tào Tháo.
Phải nói thêm, Tào Tháo cũng tổ chức cho các nơi vui chơi cho quan lại, cho các tướng của mình, có cả những nơi bình thơ mà con Tào Tháo là Tào Thực làm chủ...
· Huấn luyện phát triển đội ngũ, người kế thừa (điểm 3.5/5)
Tào Tháo chủ yếu sử dụng đội ngũ hiện tại nhiều hơn là phát triển đội ngũ có chiều sâu. Tức là vẫn tuyển dụng thường xuyên, vẫn tin dùng một số trụ cột cho việc duy trì bộ máy hoạt động với số lượng nhân lực khủng.
Nhưng lại không thấy đào tạo 1 đội ngũ nòng cốt để có thể thay thế mình trong việc điều hành.
Về phần điều hành CEO Tào Tháo thuộc dạng chuyên quyền, quyền lực và mọi quyết định nằm trong tay, có giao việc nhưng ít khi giao cho ai đó quyền “CEO” của mình. Tự Tào Tháo sẽ quyết định tất cả.
Trong các người con kế nghiệp Tào Tháo đều có những bài kiểm tra về năng lực, khả năng ứng biến cũng như tính tình của từng đứa con để đưa ra quyết định truyền ngôi CEO.
Cách nhìn nhận vấn đề của Tào Tháo cũng khác người thường, ngay khi đoán hoặc thậm chí biết rằng Tào Phi hãm hại em để chiếm lợi thế tranh giành quyền lực thì Tào Tháo lại nhìn nhận đó là 1 đức tính cần có của 1 CEO đủ năng lực để làm chăng? Việc đạo đức có vẻ như không được đánh giá cao bằng sự mưu mô và quyền biến, có phần tàn nhẫn và bất nhân.
Tuy nhiên đội ngũ để kế thừa lớp kế cận cho các vị trí làm việc cho con thì lại không tốt. Thậm chí Tào Tháo biết Tư Mã Ý giỏi nhưng dã tâm, nhắc Tào Phi đề phòng, có thể học hỏi về kiến thức, không được giao binh quyền.
Kết cuộc sau đời Tào Phi thì cháu nội Tào Tháo đã không thể giữ vững được cơ nghiệp nữa, và binh quyền đã giao vào tay Tư Mã Ý. Cơ đồ họ Tào diệt vong.
· Tầm nhìn: (điểm 4/5)
Ngay từ khi khởi nghiệp Tào Tháo đã vẽ được con đường đi của mình, muốn thống nhất thiên hạ.
Họp binh các lộ chư hầu để đánh Đổng Trác.
Triệt hạ thế lực quân phiệt của Viên Thiệu mạnh nhất thời điểm đó.
Mượn uy thiên tử để đánh dẹp các nơi, thực chất là dùng cái chính sách “chính danh” để làm.
Biết nhìn nhận thời cuộc, đâu là mối lo, để kịp thời phân bổ nguồn lực để ứng phó.
Cách nhìn nhận biết tập đoàn Tào Thị sẽ phải đi đến đâu biểu lộ rất rõ tầm nhìn của CEO Tào Tháo.
· Thực chiến và đọc tình huống, ra quyết định: (điểm 4.5/5)
Khả năng thực chiến của Tào Tháo thực là đa dạng, nên điểm số rất cao về khoản này.
Mọi chiến dịch lớn gần như Tào Tháo đều đích thân chỉ huy.
Ứng biến trong trận cũng rất đa dạng, có những trận thua sấp mặt Tào Tháo phải cắt râu để chạy, giả làm quân để thoát …, không ngại “muối mặt” van xin Quang Vũ tha mạng trận Hoa Dung. Tất cả cho thấy ứng biến của Tào Tháo đa đoan, không câu nệ. Phương châm “giữ được rừng xanh ngại gì không có củi đốt”.
Khi kẹt quân lương, ra quyết định chém tướng cấp lương để thị uy, và làm yên lòng quân lính, cách làm là ác nhưng đó là đại cuộc, đó là cách ra quyết định bất chấp đạo đức, chỉ mình tồn tại mọi chuyện chỉ là thứ yếu.
Tào Tháo biết sai, nhưng chẳng bao giờ thừa nhận mình sai, nhưng âm thầm thực hiện cách sửa sai. Đó là tính cách của Tào Tháo thể hiện vai trò dưới góc độ của 1 CEO chuyên quyền và độc đoán.
Khả năng xử lý khủng hoảng cũng cực tốt, khi thua trận Xích Bích, kiệt quệ về quân lực. Tào Tháo vẫn đủ tỉnh táo để sắp xếp, bố trí lại đội hình, phòng thủ từ xa, bản thân mình rút về căn cứ địa để củng cố lại lực lượng.
· Tầm ảnh hưởng: (điểm 5/5)
Tôi chấm điểm tối đa cho tầm ảnh hưởng của CEO Tào Tháo cho tập đoàn Tào Thị. Rõ ràng vai trò CEO của ông ta cho tập đoàn này là xuất sắc. Chẳng ai có thể thay thế được vai trò của CEO Tào Tháo trong tập đoàn, mà có muốn cũng không được Tào Tháo khi còn tại vị đã sớm biến Tập đoàn của mình hoạt động xoay quanh sự lãnh đạo tài ba của ông ta.
Ngoài ra tầm ảnh hưởng của Tào Tháo trên phương diện toàn cục cũng rất rõ ràng.
Nó ảnh hưởng đến “kinh tế” của các thế lực khác và dẫn đến những sự tranh giành quyền lực, thị trường cũng như tầm ảnh hưởng mới trên phương diện tổng thể xảy ra quyết liệt.


Tất cả cảm x

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT