TÔN QUYỀN

Đỗ Ngọc Minh

3. Tôn Quyền



Xuất thân từ dòng dõi công hầu ở đất Ngô. Thông minh và giỏi ứng biến từ bé. Chịu ảnh hưởng bởi “cái bóng” của người cha, và anh là Tôn Sách nên thời gian đầu tỏ ra có phần tự ti, nhưng thời gian rèn luyện, biết khiêm nhường và nhận nhịn nên trở thành CEO biết mình, biết người. Xây dựng được 1 thế lực dựa vào địa lợi và sử dụng tốt nguồn lực có sẳn.
• Khả năng lãnh đạo: (điểm 3.5/5)
Tiếp quản đất Giang Đông từ sớm do bố và anh bị mất sớm. Tôn Quyền đã gánh trọng trách này từ khi còn quá nhỏ, chịu ảnh hưởng bởi cái bóng của cha anh nên khả năng lãnh đạo của Tôn Quyền có thể nói là tự rèn luyện qua thời gian.
Không dễ gì sai khiển Chu Du và các lão tướng. Vì tuổi nhỏ và kinh nghiệm thực tế không nhiều, nhất là Chu Du được xem là bậc huynh trưởng, đã cùng Tôn Sách vào sinh ra tử, nên trong mắt Tôn Quyền thì Chu Du là nhân vật “khó xử” nhất.
Có đôi phen Chu Du tỏ vẻ lấn quyền của cả chủ công, Tôn Quyền nhiều lần muốn “cắt đi quyền lực”, để bản thân mình có thể nắm quyền mà không bị “quản thúc”, nhưng nhờ câu nói của mẫu thân làm cho Tôn Quyền thức tỉnh.
Câu chuyện đó thế này, Tôn Quyền trở vào hậu trướng trong tâm trạng bực dọc, vì mọi quyền hình như Chu Du đã quyết hết và chỉ thông báo cho mình. Mẹ Tôn Quyền nhìn thấy thái độ nên hỏi nguyên do, Tôn Quyền muốn khử Chu Du, mẹ Tôn Quyền can rằng “Con làm CEO 1 công ty như vậy, không nhịn được thì khác gì người thường, làm CEO mà lòng dạ hẹp hòi thì ai còn có thể ra sức giúp đỡ con nữa, hơn nữa Chu Du nắm COO từ ngày anh con làm CEO nên đó chính là người con phải theo học tập”. Từ đó Tôn Quyền biết nhẫn nhịn hơn, và cố gắng học hỏi kinh nghiệm từ COO tài năng là Chu Du, mặc khác hành động nhún nhường của mình khiến cho Chu Du cũng cảm thấy “có lỗi” và không còn cậy quyền như trước nữa, hết lòng phò tá Tôn Quyền.
Tài năng của Tôn Quyền còn ở chỗ biết dùng các mưu sĩ và tướng võ để khắc chế lẫn nhau, theo kiểu không để ai quá trở thành sao có thể ngạo mạn. Có mặt đúng lúc để giải quyết những mâu thuẫn nội bộ như vụ Lăng Thống và Lã Mông.
Bên cạnh Chu Du thì Tôn Quyền dùng Lỗ Túc và Trương Chiêu để kiềm chế bớt, đồng thời tụ tập các đầu lĩnh như vậy Tôn Quyền cũng học được rất nhiều từ họ để vai trò CEO càng ngày càng vững vàng.
• Kiến thức chuyên môn: (điểm 2.5/5)
Trong vai trò của mình Tôn Quyền gần như không thể hiện nhiều vai trò trực tiếp cầm quân. Có 1 lần hứng chí cầm quân thì thua liễng khiểng và mất đi 1 tướng giỏi là Thái Sử Từ. Cho thấy vai trò của Tôn Quyền trong việc bày binh bố trận, tham gia các chiến dịch marketing, sale để phát triển thị trường là không cao.
Sớm nhận thấy khả năng của mình không cao sau lần hứng chí “đánh quả” với Tào Tháo thất bại. Tôn Quyền không mắc sai lầm thêm lần nào nữa.
Hơn nữa đội ngũ trong công ty Ngô Thị không đến nỗi thiếu người tài gánh vác trách nhiệm.
Mặc dù đội ngũ không đông như Tào Thị, không nhiều sao như Thục Thị, nhưng Ngô Thị có 1 đội ngũ am hiểu thị trường và thế mạnh văn hóa của công ty rất tốt, nên gần như thị trường Ngô Thị nắm thì Tào Thị và Thục Thị không thể nào dễ dàng thâm nhập.
• Quản lý con người: (điểm 3/5)
Tôn Quyền phân chia và giao việc rất tốt cho các giám đốc bộ phận hoạt động theo đúng chính sách đặt ra.
Các nhân vật này biết và tiến cữ các người tài giỏi khác vào làm trong Ngô Thị.
Một điều đáng tiếc là Ngô Thị vốn là vùng đất nhân kiệt, các nhân vật kiệt xuất ở Giang Đông nhiều mà không đầu quân hết cho Ngô Thị, cũng là 1 điều đáng tiếc.
Đơn cử là trường hợp Bàng Thống, bao nhiêu lần tiếp cận để mong lọt vào mắt xanh Tôn Quyền mong được tuyển dụng, nhưng bên ngoài Bàng Thống lại không có ngoại hình, bị loại ngay vòng giữ xe.
Như vậy suy ra bộ máy tuyển dụng của Ngô Thị khá cứng ngắt trong việc tuyển người. Nếu cứ căn cứ váo qui trình và những thứ chuẩn mực khác mà không linh động với cầu thị thì việc tuyển dụng dễ dàng bỏ xót nhân tài.
Và vai trò trưởng phòng nhân sự như Trương Chiêu có lỗi rất lớn trong việc này.
Các CEO nếu giao hết việc tuyển dụng cho các giám đốc nhân sự, trong các trường hợp tuyển dụng cao cấp sẽ dễ mất nhân tài. Một trong những lý do là Giám đốc nhân sự liệu có cảm thấy “ưa” người nào giỏi hơn mình vào làm? Để vai trò của mình được đảm bảo không? Hay là dìm hàng? Chưa gặp CEO thì đã bị xử bởi HR hay các trưởng bộ phận khác rồi. Nên chăng CEO nên linh động cho gặp mình trước, rồi giao cho các bộ phận khác sau. Đi ngược qui trình để tìm nhân tài.
Nhưng người làm trong Ngô Thị khá ổn định, không bị xáo trộn nhiều, vì chiến lược của Ngô Thị cũng không quá tranh giành như Tào Thị và Thục Thị, 2 thế lực kia cứ đánh nhau chan chát, trong khi Ngô Thị thì gió chiều nào theo chiều ấy, chứ không có chủ ý đi đánh thị phần.
Theo mô hình BCG thì Ngô Thị đóng vai trò như “Con bò” cứ khai thác tốt thị phần sẳn có, vắt sữa để nuôi bộ máy mà thôi, trong khi Tào Thị vị trí ngôi sao nên phải duy trì vị trí ấy trước kẻ thách thức không cam chịu là Thục Thị luôn muốn lên số 1.
• Thiết lập hệ thống – chính sách (điểm 3.5/5)
Chính sách của Ngô Thị được truyền từ cha, anh. Nên mục tiêu chính của Tôn Quyền là kế thừa giữ vững những cái từ cha, anh để lại. Khác với Lưu Bị và Tào Tháo phải khởi nghiệp vất vã và theo 2 cách khác nhau.
Nên hệ thống của Tôn Quyền mang tính cách kế thừa từ những người đi trước. Có chăng trong một vài giai đoạn biến động về lực lượng thì phải tái cấu trúc doanh nghiệp.
Việc tái cấu trúc của Tôn Quyền cũng không mang nặng việc thay máu hàng loạt, chỉ là những vị trí nào trọng yếu cần phải thay đổi thì tiến hành.
Tôn Quyền cũng không đặt nặng chỉ tiêu về doanh số cho các bộ phận, nên cứ việc giữ vững thị trường mà khai thác.
Lâu lâu có biến động từ 2 phía kia thì sẽ họp bàn lên kế sách “lướt sóng” kiếm lợi xong thì rút ngay, không để hậu quả dây dưa mà khó kiểm soát.
Tôn Quyền biết được thế mạnh của mình là vùng Giang Đông sông ngòi địa thế rất tốt nên cũng chẳng cần phải phát triển sản phẩm mới, tung ra thị trường của Tào cũng như Thục.
Có phần nào đó hài lòng với thị phần cũng như thị trường đang nắm.
Và chiến sự chỉ có vài trận lớn xảy ra như Xích Bích, trận đòi lại Kinh Châu do Quan Vũ chấn giữ không trả, vì Lưu Bị mua hàng giam công nợ quá lâu nên bắt buộc phải động binh, mà cũng phải nhờ tình cảnh Quan Vũ vừa đối phó với quân Tào nên Lã Mông mới đắc thủ. Sau đó là trận chiến với Lưu Bị đem quân chinh phạt muốn làm gỏi Giang Đông vì đòi nợ “đểu” khiến Quang Vũ thất trận là đáng kể mà thôi.
• Huấn luyện phát triển đội ngũ – Kế thừa (điểm 3/5)
Chỉ xét riêng tại vị của Tôn Quyền trong vai trò CEO kéo dài nhất so với Tào Thị và Thục Thị, việc xây dựng đội ngũ và kế thừa chỉ xảy ra ở việc duy trì bộ máy, tái cấu trúc doanh nghiệp chứ không xảy ra vấn đề thay đổi CEO.
Tất nhiên khi Ngô Quyền mất thì vị trí CEO cũng truyền lại thì không đề cập ở đây.
Chỉ là việc xây dựng kế thừa, chuẩn bị cho vị trí CEO gần như không được nhắc nhiều.
Trong thời gian Ngô Quyền nắm vai trò CEO, nhìn chung đạt được ổn định về mặt duy trì sự ổn định lâu dài.
Việc thay đổi xảy ra nhiều ở vị trí COO, khi mà Chu Du đến Lỗ Túc, rồi đến Lã Mông, và COO giỏi cuối cùng của thời Tôn Quyền chính là Lục Tốn.
Các vị trí khác không có nhiều biến động, và tròn vai.
Một điều khích lệ của việc tận dụng con người vị trí COO của Tôn Quyền khá thành công, có thể nói từng thời điểm đã dùng đúng người tốt nhất tại thời điểm đó.
Trong đó khi Ngô Thị nguy cấp dưới sức tấn công của Thục Thị, do CEO Lưu Bị đích thân tiến quân, thì Ngô Thị trong tình trạng sắp phá sản thì Ngô Quyền đưa ra quyết định dùng Lục Tốn vốn ít kinh nghiệm và khá vô danh, nhưng đó cho thấy nhãn quan của Tôn Quyền lúc đó khá tốt. Trận chiến đó đã cứu Ngô Thị khỏi phá sản và còn đem lại uy danh cho Lục Tốn.
• Tầm nhìn (điểm 3/5)
Trong suốt cuộc đời làm CEO của mình Tôn Quyền giữ vững chiến lược đề ra. Làm cho Đông Ngô ổn định và giữ vững thị phần.
Tầm nhìn này được ảnh hưởng bởi sự kế thừa, và mang nặng trọng trách gia tộc.
Vai trò CEO ở những hoàn cảnh khác nhau sẽ có tầm nhìn khác nhau.
CEO cha truyền con nối tất nhiên là tầm nhìn sẽ khác với CEO khởi nghiệp.
Nên tính cẩn thận và an toàn của Tôn Quyền được ưu tiên hàng đầu.
Còn Lưu Bị vì là CEO khởi nghiệp nên việc chơi khô máu cũng đã quá quen thuộc, với vai trò của mình thì CEO Lưu Bị sẳn sàng mạo hiểm để tạo ra thế mạnh cho doanh nghiệp của mình.
CEO Tôn Quyền chỉ đầu tư “lướt sóng” khi thấy có cơ hội 2 nhà Thục – Ngụy đánh nhau. Còn lại thì chỉ tuân thủ con đường của cha, anh để lại mà phát triển nó thôi.
Vì vậy cũng thấy rõ Tôn Quyền sử dụng lực lượng lao động tại chỗ rất nhiều. Chẳng mấy khi dùng người từ nơi khác. Chỉ có dùng người địa phương, hiểu được thế mạnh doanh nghiệp, hiểu được vai trò và sứ mệnh của của mình. Và từ đó xây dựng văn hóa đặc thù cho Giang Đông.
• Thực chiến và đọc tình huống, ra quyết định: (điểm 3/5)
Như đã nói, nhiệm vụ của CEO Tôn Quyền khá rõ, chính sách cũng như hệ thống đã set up cùng với chiến lược ổn định giữ vững. Thì việc phát triển doanh nghiệp và đem sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh không nhiều.
Nên tính thực chiến không được kiểm chứng nhiều, vả lại sau trận thua khi trực tiếp cầm quân thì Tôn Quyền không trực tiếp đứng bán hàng hay làm PR mà đưa xuống cho cấp dưới làm.
Bù lại khả năng đọc tình huống và ra quyết định của Tôn Quyền lại rất tốt.
Với nguồn lực không lấy gì làm dồi dào hiện có, Tôn Quyền biết “lựa cơm gắp mắm” nhất so với Lưu Bị và Tào Tháo.
Không trả lương cao như Tào Thị, không có nhiều cơ hội tiến thân và thể hiện như Thục Thị nhưng về Team của Tôn Quyền ổn định, ít nặng đầu cho dù lương không cao nhưng lại có chế độ tốt, ít rủi ro và công việc nhàn hạ ít áp lực hơn.
Chính đọc tình huống và ra quyết định tốt nên khả năng duy trì lợi thế công ty ở ô “Con bò” trong ma trận BCG của Đông Ngô duy trì một thời gian rất dài.
• Tầm ảnh hưởng: (điểm 4.5/5)
Đây là điểm mà tôi đánh giá cao nhất ở Tôn Quyền với tầm ảnh hưởng.
Với thời gian tại vị CEO lâu dài, phải tái cấu trúc doanh nghiệp theo các giai đoạn.
Vai trò của Tôn Quyền gần như chẳng ai có thể thay thế ở Đông Ngô.
Và tìm một người am hiểu và giỏi giang gánh vác vai trò công ty cha truyền con nối này cũng khó có ai làm tốt hơn Tồn Quyền.
Đành rằng Tôn Quyền không để huấn luyện và tìm ra người kế thừa vị trí CEO xứng đáng, nhưng đó cũng là việc chẳng đặng thì đừng. Việc để lại hệ thống và thị phần cũng là làm hết khả năng của Tôn Quyền rồi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT