TƯ MÃ Ý
Đỗ Ngọc Minh
4. Tư Mã Ý:
Xuất thân từ dòng dõi quý tộc, nhiều đời khoa bảng.
Là người làm việc cực kỳ thận trọng, tỉ mỉ mà sâu mưu.
Không nắm chắc phần thắng thì không làm. Rất giỏi ẩn mình chờ thời, với quan điểm kẻ giỏi nhất không phải là kẻ thắng nhiều trận nhất mà là kẻ có thể tồn tại lâu nhất.
Trong phần lớn cuộc đời của mình Tư Mã Ý chủ yếu núp bóng, ủ mưu chờ thời cơ chin mùi để khởi nghiệp.
Con đường khởi nghiệp của Tư Mã Ý cũng khá đặc biệt, không đóng góp xuyên suốt vai trò như Chu Du và Khổng Minh, trong sự nghiệp làm COO của mình Tư Mã Ý có vài lần bị gián đoạn. Và việc khởi nghiệp thành công không bắt nguồn từ số 0 mà do khai thác điểm yếu của tập đoàn Tào Thị khi không còn người CEO giỏi để vận hành doanh nghiệp, chính Tư Mã Ý đã lợi dụng thời cơ ủ mưu rất lâu để thâu tóm cổ phần và trở thành cổ đông lớn nhất truất phế cháu nội Tào Tháo để tự lên làm CEO.
Trong thời kỳ CEO Táo Tháo còn tồn tại Tư Mã Ý gần như không tỏ rõ tài năng, biết giữ mình cho cơ hội rõ ràng hơn.
Tư Mã Ý cũng giỏi trong tài lãnh đạo, khả năng biết theo chiều gió và giả vờ “ngu” của Tư Mã Ý rõ ràng rất đáng khâm phục.
Chẳng ngại luôn việc bị sỉ nhục hoặc làm mất “thanh danh”, cái cuối cùng của Tư Mã Ý là đạt được mục đích, còn lại những tiểu tiết, những thứ râu ria chẳng quan trọng.
Nên khả năng lãnh đạo của Tư Mã Ý nằm gọn trong chuyện chắc chắn, cẩn trọng, tiêu chí chỉ cần không thua là quan trọng, có thua cũng không mất hết vốn.
Khi Tư Mã Ý mà đổ bê tông phòng ngự theo kiểu Catenaccio thì rất khó để khoan phá.
Mỗi lần được “trọng dụng” là những lần bất đắc dĩ nắm lấy vai trò COO, vì khi ấy dưới áp lực tấn công dữ dội của Thục Thị do COO Khổng Minh thực hiện, sẽ chẳng có người nào đủ tầm để chống lại, khi ấy tài lãnh đạo của Tư Mã Ý được phát huy ở điểm khó khăn là CEO của Tào Thị chẳng hề tin tưởng hoàn toàn để giao quyền, có đôi lần còn phái “thân tín” đi theo để kiểm soát.
Quân đội Tào Thị sau thời kỳ CEO Tào Tháo đã kém đi tinh nhuệ, với lại sau vài lần thua trận nhuệ khí cũng mất đi.
Tài của Tư Mã Ý lúc đó là tổ chức hệ thống phòng ngự từ xa không cho Khổng Minh có thể chiếm lấy thị phần, cũng như đánh chiếm địa bàn, vừa phải duy trì khả năng đối phó khủng hoảng nội bộ là một chuyện không hề dễ dàng.
• Kiến thức chuyên môn (điểm 4/5)
Lại một điểm cao nữa của Tư Mã Ý.
Am hiểu tất cả mô hình trận pháp, cách biến đổi trận đó là sự am hiểu mô hình kinh doanh, sữ dụng thành thạo các công cụ đo lường để tiến hành cho từng kế hoạch kinh doanh.
Biết rất rõ sở trường, sở đoản của bản thân và đối thủ.
Cách lập kế hoạch của Tư Mã Ý cũng rất chi tiết, bất kể thế nào trong kế hoạch cũng có “đường rút”, nên khi giao chiến với Khổng Minh có bại trận nhưng thiệt hại cũng không thể gọi là sạch vốn.
Ngoài ra biết cách tạo những tin đồn, sử dụng gián điệp để khai thác hậu phương của Thục Thị, đôi lần làm cho náo loạn và Khổng Minh không thể yên tâm mà khoan phá, phải lui binh để củng cố lại hậu phương.
Đối với trận pháp khá am hiểu có thể nói chỉ thua chút ít so với Khổng Minh, nhưng trong thực chiến hoàn toàn có thể cầm cự, bằng phương pháp đổ bê tông.
Sở trường của Tư Mã Ý chính khả năng phòng ngự
Còn sở đoản chính là khả năng tấn công khoan phá.
Nên Tư Mã Ý sẽ tận dụng tối đa chiến thuật này trong chiến đấu bên ngoài cũng như đấu tranh nội bộ, rất chịu khó ẩn mình, đợi thời cơ chin mùi tung ra sát chiêu, chỉ cần 1 chiêu là đoạt mạng, không nắm chắc phần thắng thì không “rút kiếm”.
• Quản lý con người (điểm 3/5)
Nói về quản lý con người thì Tư Mã Ý kém Tào Tháo 1 bậc, vì chủ yếu vai trò của Tư Mã Ý hướng về việc an toàn, và tính toán cho bản thân nhiều hơn là cho Tào Thị, nên việc quản lý con người của Tư Mã Ý trong giai đoạn cầm quân chỉ ở mức tròn vai, hơn nữa trong vai trò đó Tư Mã Ý cũng không được tin tưởng hoàn toàn, nhất là những thế lực trọng thần còn xót lại của Tào Thị luôn đề phòng Tư Mã Ý, vì trước khi chết CEO Tào Tháo có dặn Tào Phi rằng có thể học tập từ Tư Mã Ý nhưng không được giao binh quyền, (tức có thể đóng vai trò cố vấn, chứ không giao chức COO) vì Tào Tháo nhìn thấy dã tâm rất cao của Tư Mã Ý. Chỉ là trong thời gian Tào Tháo làm CEO thì Tư Mã Ý không có cơ hội thể hiện, và Tào Tháo cũng chẳng quan tâm vì bản thân Tào Tháo hoàn toàn có thể chế ngự được Tư Mã Ý mà chẳng cần phải lo lắng gì.
Nói đi phải nói lại, rằng cách quản lý con người của Tư Mã Ý cũng không phải điểm kém, mà trong những giai đoạn cụ thể Tư Mã Ý dùng thế mạnh và điểm nhấn khác để xây dựng cho chỗ đứng cho bản thân hơn là việc quản lý đội ngũ đó để toàn tâm phát triển cho Tào Thị
Có đôi lần Tư Mã Ý mưu sâu để áp dụng cách để triệt hạ bớt các “công thần” của Tào Tháo, bằng cách cho đối diện trực tiếp với quân Khồng Minh, vừa làm triệt tiêu sức tấn công của Khổng Minh lại loại trừ cái gai trong nội bộ, thời gian đó đủ cho Tư Mã Ý củng cố lực lượng để “tiếp ứng” và tạo lập tầm ảnh hưởng của mình.
• Thiết lập hệ thống – Chính sách: (điểm 3/5)
Điểm không được cao không phải do năng lực, mà chính do mưu tính sâu xa, cái chủ yếu của Tư Mã Ý là phục vụ cho mưu đồ thôn tính, thì ngay tại thời điểm nắm COO gần như chẳng xây dựng chính sách hay hệ thống gì đóng góp cho Tào Thị.
Vừa ủ mưu lôi kéo để đào tạo một số tay chân giúp sức, vừa triệt hạ những cái gai nội bộ, còn chính sách bên ngoài thì giữ vững phòng thủ, không để Khổng Minh có thễ thôn tính.
Nên có thể nói chính sách và hệ thống không được Tư Mã Ý thể hiện, khả năng quản trị
Có chăng cái tài ở chỗ giữ cho nó ở 1 mức độ khai thác và thao túng được, không làm nó suy yếu theo dạng phá nát, rồi chính mình phải đi dọn rác, chỉ là cho những liều thuốc ngấm từ từ, đến thời điểm thì lăn ra chết coi như đúng qui trình.
• Huấn luyện phát triển đội ngũ – Kế thừa (điểm 4/5)
Tuy không huấn luyện phát triển đội ngũ cho Tào Thị, nhưng Tư Mã Ý huấn luyện và đào tạo cho lớp kế cận giúp cho con mình là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu.
Trong những trận chiến với Khổng Minh thì Tư Mã Ý vẫn đào tạo cho con thấy thực chiến thế nào, vừa giảng dạy các bài dựa trên tình huống thực tế ra sao.
Ngoài ra lớp kế cận để kế thừa có 2 nhân vật đáng kể là Chung Do và Đặng Ngãi, cũng là những nhân tài giúp cho Tư Mã đánh dẹp được Thục, Ngô.
• Tầm nhìn (điểm 5/5)
Theo tôi đánh giá chủ quan thì tầm nhìn của Tư Mã Ý được đánh điểm tối đa.
Không dễ gì ẩn thân và sắp xếp mọi việc đi đúng quỹ đạo đặt ra.
Cuối cùng vẫn thu được chiến thắng đại cuộc, gom về 1 mối thành lập nên tập đoàn Tấn Thị sau này.
Trong từng giai đoạn, trong từng tình huống cụ thể Tư Mã Ý đều ứng phó rất tốt với hoàn cảnh.
Có nhiều khi rơi vào tình trạng ngặt nghèo đến nổi phải giả bệnh cáo lão từ quan, cho đợi cho qua sóng gió rồi mới tái xuất.
Tất cả đều do tính toán rất sâu xa, thể hiện 1 tầm nhìn kiệt xuất.
• Thực chiến và đọc tình huống, ra quyết định: (điểm 4/5)
Đây cũng là 1 điểm khá cao của Tư Mã Ý, thực chiến là những trận giao tranh với Khổng Minh, khả năng ứng biến và giữ vững thế trận, cho dù có thua cũng không đến nổi thiệt hại quá nặng nề, đến độ cạn vốn.
Đối với mỗi chiêu thức, chiến dịch của bên Khổng Minh thì Tư Mã Ý cũng đoán biết được phần nhiều, hơn nữa qua những giai đoạn khác nhau, những thời điểm và điều kiện khác nhau Tư Mã Ý đều thực hiện rất tốt định hướng phải làm gì.
Rất chính xác trong việc “giữ mình”
Đọc tình huống tốt giúp Tư Mã Ý thoát được những hoàn cảnh tưởng chừng sẽ chết. Cụ thể là trường hợp dò hỏi của Tào Tháo, theo kiểu “em muốn làm CEO không?”
• Tầm ảnh hưởng: (điểm 3.5/5)
Lý do tôi không chấm điểm tầm ảnh hưởng cao, vì khả năng vai trò của Tư Mã Ý trong giai đoạn cao trào là chống lại quân của Thục, thì bản thân Tư Mã Ý cũng không được tin tưởng tuyệt đối, với lại ông ta cũng ấp ủ mưu sâu hơn là dốc sức để tiến hành phát triển tranh giành với Thục.
Mặc khác khi các thế lực khác đã bị triệt tiêu do những nguyên nhân khách quan khác thì tạo đà thuận lợi cho việc mưu đồ của Tư Mã Ý đắc dụng, đến cuối cùng giao lại quyền hành cho con thì mọi việc gần như cũng đã an toàn, vai trò của Tư Mã Ý lúc đó cũng không còn nổi trội nữa, vì lúc ấy Khổng Minh cũng không còn, thế mạnh nhất của Tư Mã Ý là phòng thủ, chứ không phải tấn công, cho nên việc tấn công sau này do lớp trẻ là 2 tướng Chung Do và Đặng Ngãi đối chọi với tướng Thục lúc ấy là Khương Duy.
Nhận xét
Đăng nhận xét