9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 5: Mô hình thứ 5: Năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Đỗ Ngọc Minh

Mô hình thứ 5: Năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Porter’s Five Forces do Michael Porter tạo ra vào năm 1979, xây dựng xung quanh các lực lượng tác động đến lợi nhuận của một ngành hoặc thị trường. Năm áp lực được đề cập đến là:



- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Họ là những cá nhân, công ty doanh nghiệp cùng sản xuất một chủng loại sản phẩm, đang phục vụ cùng một phân khúc khách hàng và cùng thỏa mãn một nhu cầu nào đó giống với bạn. Lực lượng này là yếu tố chính quyết định mức độ cạnh tranh và lợi nhuận của một ngành.

- Đối thủ cạnh tranh tiềm năngHọ là những cá nhân, công ty, doanh nghiệp chưa cạnh tranh trong cùng ngành nhưng có khả năng sẽ gia nhập ngành khi có cơ hội. Đây cũng là một trong những mối đe dọa lớn đối với các doanh nghiệp.

- Nhà cung ứng: Nhà cung ứng là các tổ chức hoặc cá nhân tham gia cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường. Nhà cung ứng có thể gây áp lực cho các doanh nghiệp thông qua việc: tăng giá sản phẩm dịch vụ, giảm chất lượng hàng hóa cung cấp, giao hàng không đúng thời gian - địa điểm quy định, …

- Khách hàngChúng ta vẫn thường nghe rằng “khách hàng là thượng đế”. Đúng vậy, mỗi một doanh nghiệp muốn thành công họ luôn phải cố gắng để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Khách hàng tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh khi yêu cầu doanh nghiệp cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn hoặc sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt hơn. 

- Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế các loại hàng hóa, dịch vụ khác. Chúng có sự tương đồng về giá trị lợi ích, công dụng. Đặc biệt, các sản phẩm thay thế thường có tính năng, công dụng đa dạng, chất lượng tốt hơn mà giá cả lại cạnh tranh bởi chúng thường là kết quả của những cải tiến về công nghệ. 

Mô hình này dùng tốt trong trường hợp nào?

Năm lực lượng của Porter là cách tốt nhất để đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trước khi gia nhập thị trường hoặc đánh giá lại những yếu tố thị trường để phát triển 1 sản phẩm/ dịch vụ đang có.

Nó cũng hữu ích cho việc đánh giá vị thế cạnh tranh tổng thể của tổ chức.

Hãy lấy ví dụ về một công ty mỹ phẩm dự định tung ra loại dầu gội có SPF 50:

Mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh mới: Dầu gội đòi hỏi chuyên môn để phát triển, đây là trở ngại cho các đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường.

Số lượng đối thủ cạnh tranh hiện tại: Hai công ty có sản phẩm tương tự đang sẵn sàng phát triển. Họ có thể tạo ra một sản phẩm gần như giống hệt nhau và gây áp lực buộc họ phải giảm chi phí.

Nhà cung cấp: Có nhiều nhà cung cấp nên họ có ít quyền thương lượng.

Khách hàng:  Tùy thuộc vào nơi khách hàng sống, họ sẽ coi dầu gội là sản phẩm theo mùa. Vì ở những quốc gia có lượng khách hàng lớn nhất đang là mùa đông nên nhu cầu sẽ thấp hơn.

Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế: Nghiên cứu cho thấy rằng không có sản phẩm nào hiện đang được phát triển có thể đáp ứng nhu cầu tương tự (bảo vệ da đầu khỏi bị cháy nắng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT