BÀI HỌC SAU TRẬN XÍCH BÍCH - VAI TRÒ XÂY DỰNG TÁI TẠO TỔ CHỨC - BÀI 3: TẬP ĐOÀN NGÔ THỊ VÀ GIẢI PHÁP LÂY KINH CHÂU

Đỗ Ngọc Minh




Tiếp theo câu chuyện sự dằn co Kinh Châu của 2 tập đoàn Ngô và Thục.

Bài trước tôi đề cập đến tâm thế của 3 nhân vật bên Đông Ngô là Tôn Quyền, Chu Du và Lỗ Túc.

Bài này tôi đi sâu vào nội tình của họ đối với hoàn cảnh lúc đó – cách ứng xử và như thế nào? Điều này dẫn đến điều gì?

Như đã nói trước tiên Tôn Quyền trong bối cảnh hiện tại cũng muốn lấy lại Kinh Châu nhưng mối lo lắng của Tôn Quyền không chỉ là Kinh Châu mà là cái bóng quá lớn của Chu Du – giữa một cái là “bên ngoài” và một cái “bên trong” theo tôi thì Tôn Quyền dĩ nhiên mong muốn giải quyết nội tại hơn. Mặc dù ngồi ở vị thế CEO nhưng không nắm “binh quyền” và phần nào đó là sự điều phối “nguồn lực” thì điều này khiến cho Tôn Quyền lo lắng hơn là việc giành lấy Kinh Châu. Điều này dẫn đến việc Tôn Quyền tỏ ra ầm ừ với việc Chu Du đề nghị biện pháp mạnh là động binh, và Tôn Quyền cũng muốn dựa vào Lỗ Túc dùng phương pháp hòa hoãn lấy Kinh Châu bằng phương pháp ngoại giao hơn là động binh, đồng thời cũng dùng Lỗ Túc là đối trọng để kiềm chế Chu Du.

Bây giờ nói đến hoàn cảnh Chu Du, trong trận chiến ở Nam Quận thì Chu Du trúng tên độc của Tào Nhân, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe khi vết thương chưa lành hẳn mà lại liên tục bị “ép” phải lao lực; càng cố tỏ ra “TAO KHỎE CÓ CHI MÔ” thì bản thân đang phải gồng gánh quá sức. Trong mắt Chu Du thì Tôn Quyền như là đệ đệ, mặc dù không muốn ngồi vị trí CEO nhưng những gì Chu Du làm, thể hiện tại hoàn cảnh này khó trách Tôn Quyền hay thậm chí thuộc cấp nhìn nhận rằng quyền quyết định ở trong tay Chu Du nhiều hơn Tôn Quyền. Nắm giữ binh quyền trong tay, xét về phương diện nguồn lực đang có thì Chu Du có lý khi muốn dùng vũ lực đoạt lấy Kinh Châu hơn là dùng phương cách ngoại giao mềm mỏng mà không biết kết quả với con mà nhà họ Hứa (Lưu Bị).  Chu Du lại càng hiểu rõ sức khỏe của mình trong “chiến lược” đường dài rằng ông ta KHÔNG CÒN THỜI GIAN. Nên khi đàm đạo với Lỗ Túc thì Chu Du có nói rằng tôi không phải không hiểu đến liên minh Tôn – Lưu quan trọng thế nào đối với sự dòm ngó của Tào Thá; tôi không phải không hiểu rằng động binh sẽ gây thiệt hại “lưỡng bại câu thương ngư ông đăc lợi” mà tôi không còn thời gian để thực hiện chính sách đó như ông (Lỗ Túc); tôi chỉ có thể chọn lựa con đường NHANH NHẤT, NGẮN NHẤT để thực hiện mà thôi.

Đối với Lỗ Túc vẫn kiên trì với chính sách ngoại giao vì xuất thân và sở trường của Lỗ Túc rõ ràng từ “bộ ngoại giao” không phải “bộ quốc phòng” nên việc Lỗ Túc lựa chọn phương án hòa hoãn dùng “lý” để đòi Kinh Châu là chuyện đương nhiên. Và Lỗ Túc cũng nhìn nhận thời điểm này nếu động binh thì thiệt hại khôn lường, có lấy được Kinh Châu đi nữa thì mối đe dọa lớn hơn là làm sao thủ được trước Tào Tháo? Một ý khác Lỗ Túc hiểu rõ đối với con nợ mất khả năng chi trả thì không nên ép họ đến đường cùng, thì khả năng họ phản kháng liều lĩnh là điều không nên. Con nợ còn sống thì nợ mới có thể đòi.

Như vậy có thể thấy chính sách ngoại giao lúc này rõ ràng hiệu quả không đến ngay tức thời, nhưng động binh thì Tôn Quyền và Lỗ Túc đều không muốn, chỉ có Chu Du là quyết liệt thực hiện mà thôi.

Chính điều này dẫn đến những khó khăn trong việc hoạch định chiến lược; nhưng cuối cùng cũng phải đưa ra một giải pháp cho vấn đề mà cả 3 nhân vật đều tạm thời thống nhất phương án chọn Lưu Bị làm rễ Đông Ngô, dụ rắn khỏi hang và tìm cách bắt; giam lỏng để dùng làm con tin đổi lấy Kinh Châu.

è  Chiến lược trong một doanh nghiệp là sự lựa chọn những phương án để làm hạn chế những việc không nên và chọn những cái nên làm.

è  Dù sao việc ra quyết định chưa biết đúng hay sai CÓ THỂ tốt hơn việc LỰA CHỌN KHÔNG LÀM GÌ CẢ; hay mỗi người làm theo cách của mình bất chấp CÁI CHUNG.

è  Trên thực tế khó lòng mà biết được một bài toán sẽ luôn giải đúng, và cho ngay kết quả nếu mình chưa làm; chiến lược chỉ dựa trên những giả thiết, những nguồn lực đang có những kinh nghiệm, góc nhìn của người giải toán mà đưa ra. Việc thực hiện cho kết quả mới là cái đánh giá thành bại. Điều này tốt hơn là việc ngồi đó trông chờ hoặc lao vào giải toán mà bất chấp đề bài, bất chấp nguồn lực; đó chính là làm việc cần có chiến lược, có kế hoạch vậy.

Bài sau sẽ là việc thực thi giải pháp dụ rắn khỏi hang, bắt làm con tin như thế nào.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT