ỨNG DỤNG CNTT VÀO DỊCH VỤ DOANH NGHIỆP

Đỗ Ngọc Minh

ỨNG DỤNG CNTT VÀO DỊCH VỤ DOANH NGHIỆP.





Ứng dụng CNTT vào quản lý dịch vụ doanh nghiệp ngày càng cấp thiết, với thời đại hiện nay việc ứng dụng CNTT giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị canh tranh so với đối thủ.
Thực tế nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn xem công nghệ thông tin như “con trâu, cái cày” một cách khá thô sơ, như việc sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản, để tính toán những bảng tính, kết nối internet để truy cập thông tin … khá hơn thì ứng dụng một số phần mềm phục vụ cho nghiệp vụ công ty. Một số công ty lớn áp dụng ERP, CRM, SCM vào để nâng cao vị thế công ty trong việc ứng dụng CNTT nhưng thực tế hiệu quả trong những việc ấy là một câu hỏi.
Doanh nghiệp biết rằng không thể đứng ngoài cuộc trong phát triển của thời đại số, nhưng câu hỏi phải làm như thế nào? Tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất phức tạp.
Băng cách nhìn nhận theo hướng dịch vụ thì CNTT sẽ giải quyết rất nhiều.
Cũng như việc triển khai ERP, CRM, SCM thì triển khai một doanh nghiệp hướng dịch vụ đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định rất rõ mình muốn điều gì? Kỳ vọng vào điều gì CNTT mang lại, đặt đúng nền tảng (chuẩn, framwork) nào để xây dựng, chi phí như thế nào, hạ tầng ra sao, nguồn lực để triển khai như thế nào? … đánh giá “sản phẩm” dịch vụ đáp ứng ở mức độ nào so với doanh nghiệp đề ra, cũng như dịch vụ ấy có thực sự mang lại lợi ích, thuận lợi, tiện dụng cho chính khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp hay không.
Một số tiêu chuẩn trước đây áp dụng trong phạm vi của IT giờ được phát triển và áp dụng vào chính quản lý dịch vụ của doanh nghiệp.
Đó là những tiêu chuẩn nào?
ü ITIL – Information Technology Infrastructure Library: Thư viện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, cung cấp một bộ các cách làm cho việc quản lý dịch vụ CNTT.
ü ISO – International Organization for Standardization: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, ngày nay ISO có chừng hơn 17.000 các tiêu chuẩn trong đó bao gồm những tiêu chuẩn quản lý dịch vụ, kiểm soát về CNTT của doanh nghiệp.
ü COBIT – Control Objectives for Information and Related Technology: Các mục tiêu được kiểm soát trong CNTT và các lĩnh vực liên quan; COBIT cung cấp nền tảng CNTT tập trung vào việc kiểm soát và quản lý rủi ro về CNTT và kinh doanh.
ü eTOM – enhanced Telecom Oparations Map: Bản đồ vận hành viễn thông mở rộng. Là một nền tảng cung cấp các mô hình quy trình kinh doanh trong ngành viễn thông.
ü eSCM – e Sourcing Capability Model: Mô hình năng lực e Sourcing; được phát triển bởi đại học Carnegie Mellon cung cấp mô hình, cách làm cải thiện mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp trong các thỏa thuận “out sourcing”
ü CMMI – Capability Maturity Model Integration: Mô hình năng lực trưởng thành tích hợp. Được quản lý bởi Viện CMMI, một công ty con của ISACA, nó được phát triển tại Đại học Carnegie Mellon. CMMI là một mô hình cung cấp các hướng dẫn và kinh nghiệm thực tế để phát triển phần mềm, cải tiến và đánh giá năng lực của quy trình.
Đó là một số tiêu chuẩn của CNTT áp dụng cho được cho việc quản lý dịch vụ của doanh nghiệp.
Các bài viết sau anh sẽ đi cụ thể rõ ràng hơn về việc ứng dụng CNTT, các tiêu chuẩn này vào quản lý dịch vụ ra sao

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT