7 YẾU TỐ ĐỂ KHAI TRIỂN CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 1: CAM KẾT VÀ SỰ THAM GIA CỦA LÃNH ĐẠO
Để triển khai chuyển đổi số cho doanh nghiệp,
cần có các yếu tố chính sau:
1. Cam kết
và sự tham gia của ban lãnh đạo cao cấp
2. Chiến
lược chuyển đổi số rõ ràng và toàn diện
3. Nguồn lực
đầy đủ (nhân lực, tài chính, công nghệ)
4. Văn hóa
sẵn sàng chấp nhận thay đổi
5. Năng lực
công nghệ số (cơ sở hạ tầng, an ninh mạng, phân tích dữ liệu)
6. Quy
trình số hóa các hoạt động kinh doanh chính
7. Đào tạo
và nâng cao năng lực nhân viên.
Bây giờ tôi sẽ đi từng bước trong 7 yếu tố khai
triển
Cam kết và sự tham gia của ban lãnh đạo cao
cấp:
Khi triển khai chuyển đổi số, cam kết và sự
tham gia của ban lãnh đạo cao cấp là rất quan trọng và cần thực hiện các điều
sau:
1. Xây dựng
và truyền tải tầm nhìn chuyển đổi số cho toàn doanh nghiệp, tạo động lực thay đổi.
è Xác định
rõ tầm nhìn chuyển đổi số và đem thông điệp này lan tỏa cho toàn doanh nghiệp,
tạo động lực cho việc chuyển đổi số. Lãnh đạo cần kiên định, quyết liệt và luôn
cổ súy cho dự án này.
2. Xác định
và cam kết nguồn lực cần thiết cho chuyển đổi số (ngân sách, công nghệ, nhân lực).
è Cam kết
hỗ trợ đầy đủ về ngân sách, công nghệ và con người khi thực hiện chuyển đổi số.
Tránh trường hợp mập mờ và thiếu phương án cho dự án thì ngay từ đầu tạo nên tâm
lý thiếu tin tưởng, nên phải cam kết rõ ràng và lên các phương án hỗ trợ đầy đủ.
3. Tạo môi
trường văn hóa chấp nhận thay đổi, làm gương cho nhân viên.
è Trong
chuyển đổi số thì sự chuyển đổi là quan trọng hơn là việc số; do vậy cần tạo ra
môi trường chấp nhận sự thay đổi – và lãnh đạo là người đi đầu trong việc làm gương
cho môi trường văn hóa này “kích hoạt”.
4. Thiết lập
cơ cấu quản trị, đội ngũ và cơ chế ra quyết định phù hợp để điều phối chuyển đổi
số.
è Việc làm
này liên quan đến vai trò nhiệm vụ được phân công rõ ràng cho dự án; ai làm gì,
trách nhiệm công việc, báo cáo cho ai, ai quyết định, ai hỗ trợ …
5. Giám
sát, theo dõi và điều chỉnh tiến trình chuyển đổi khi cần thiết.
è Chuyển đổi
số cũng như các dự án khác cần phải theo dõi, điều chỉnh tiến trình khi cần thiết;
nên phải có phương pháp hình thức để thông tin – giao tiếp diễn ra liên tục, hiệu
quả và kịp thời.
6. Tham
gia giải quyết các vấn đề lớn, vượt qua rào cản trong quá trình chuyển đổi.
è Lãnh đạo
là người phải đứng ra giải quyết những khó khăn trong quá trình chuyển đổi số, đó
cũng nằm trong cam kết ngay từ đầu khi thực hiện dự án.
7. Thể hiện
cam kết thông qua việc cấp ngân sách, khích lệ và ghi nhận thành tựu.
è Việc cấp
đầy đủ ngân sách, không để nhân viên kêu ca vì thiếu nguồn lực; luôn động viên
thậm chí thưởng nóng cho những cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, không
quên ghi nhận các thành tựu đạt được của họ. Vừa đảm bảo về mặt vật chất và
tinh thần cho đội ngũ.
Các
thành phần khác trong doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng:
· Ban
CNTT/số hóa: Lập kế hoạch và triển khai các dự án công nghệ, xây dựng hạ tầng kỹ
thuật.
è CNTT đóng
vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch triển khai dự án CNTT – xây dự hạ tầng
kỹ thuật; đây là nền cho việc chuyển đổi số, hay khác hơn CNTT thực hiện việc số
hóa và hạ tầng cho việc chạy CHUYỂN ĐỔI.
· Các bộ
phận kinh doanh: Xác định nhu cầu, tham gia số hóa quy trình hoạt động kinh
doanh chính.
è Các bộ
phận cần xác định rõ nhu cầu của mình trong việc chuyển đổi số, sau đó tham gia
vào việc chuẩn hóa, số hóa các quy trình, các hoạt động kinh doanh.
· Bộ phận
nhân sự: Đào tạo nâng cao năng lực số, quản lý thay đổi văn hóa.
è Năng lực
số trong nhân sự (Digital HR Capabilities) là khả năng của các nhân viên trong
bộ phận nhân sự nói riêng và toàn doanh nghiệp nói chung để tận dụng công nghệ
số và các ứng dụng kỹ thuật số để cải thiện các quy trình và dịch vụ nhân sự/ dịch
vụ và các công việc kinh doanh.
(tôi
sẽ có bài viết riêng về Năng lực số trong nhân sự)
· Bộ phận
tư vấn/cố vấn chuyển đổi: Cung cấp tư vấn, hỗ trợ các hoạt động chuyển đổi.
è Bất kỳ
dự án lớn nào mang tính chiến lược, tự thân doanh nghiệp khó mà tự làm tất cả,
bên cạnh đó cần sự tham vấn, tư vấn từ các chuyên gia; họ sẽ đóng vai trò hỗ trợ
doanh nghiệp khi tham gia chuyển đổi số - cung cấp những thông tin, những kinh
nghiệm thực tế của chuyên gia trong các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.
· Nhân
viên: Đón nhận, học hỏi và thực hiện các hoạt động chuyển đổi số mới.
è Đối với
nhân viên thì nên xem đây là cơ hội để phát triển sự nghiệp, các hoạt động chuyển
đổi số giúp bản thân thay đổi nhận thức, phát triển khả năng làm việc hiệu quả
hơn, quan trọng hơn là khả năng hòa nhập trong thời đại số để không bị tụt lại
phía sau.
Chuyển đổi số cần sự tham gia và nỗ lực phối
hợp của tất cả các cấp, các bộ phận với trách nhiệm rõ ràng dưới sự lãnh đạo và
cam kết của ban giám đốc.
Nhận xét
Đăng nhận xét