CEO VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Đỗ Ngọc Minh

CEO VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ



Trong khi mọi người nói về chuyển đổi số, nói nhiều về công nghệ, nói nhiều về sự thay đổi, nói về mô hình kinh doanh, nói về văn hóa chuyển đổi số. Vâng tất cả đều đúng, nhưng một phần quan trọng trong chuyển đổi số mà không nói quá nhiều đó là CEO – hay bị gộp chung vào phần lãnh đạo cấp cao.

Vậy vai trò của CEO trong chuyển đổi số là gì?

Năng lực nào của CEO cần thiết cho việc chuyển đổi số?

Bài này xem như là một bài bonus trong bài Chiến lược chuyển đổi số.

Mỗi một CEO nên có trong đầu 2 câu hỏi khi nghĩ đến chuyển đổi số:

-         Thứ 1: doanh nghiệp của chúng ta sẽ như thế nào trong tương lai khi chuyển đổi số.

-         Thứ 2: chúng ta sẽ làm như thế nào để đạt được điều ấy.

Bây giờ chúng ta bắt đầu.



Thường CEO cũng hay bị ảo tưởng về quyền lực hay vị trí mang lại mà quên đi điều quan trọng là năng lực của mình. Khi thực hiện một công việc mang tính lâu dài hay dự án lớn – hay nói đúng hơn là “lái con tàu doanh nghiệp” thì sự ảo tưởng càng lớn sẽ khiến cho CEO đó không thể mở rộng được bản thân cũng như sẽ bế tắc khi gặp phải những tình huống thực tế.

Một số CEO cho rằng ở vị trí đó, quyền lực đó thì họ không cần ai “dạy” hay “kèm cặp” để thực hiện công việc của mình – uhm điều này phải xem xét lại, nhất là thời kỳ biến đổi rất nhanh chóng của công nghệ, của thị trường trong một thế giới biến động cao.

CEO cũng cần có năng lực để thực hiện chuyển đổi số thành công, hay nói một cách nhẹ nhàng hơn là CEO cũng phải có sự tự chuẩn bị cho chuyển đổi số trong vai trò của mình.

Năng lực của CEO đóng vai trò then chốt trong việc dẫn dắt và thực hiện thành công chuyển đổi số tại doanh nghiệp.

Một số năng lực chính cần có:

1.   Tầm nhìn chiến lược và khả năng thấy trước xu hướng công nghệ: Hiểu rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, nhận diện được cơ hội và thách thức để định hướng chiến lược phù hợp.

2.   Cam kết mạnh mẽ và khả năng truyền cảm hứng: CEO cần thể hiện cam kết rõ ràng, dành đủ nguồn lực và truyền đạt tầm nhìn để tạo động lực thay đổi trong công ty.

3.   Tư duy sáng tạo và khả năng chấp nhận rủi ro: Đổi mới mô hình kinh doanh, quy trình và chấp nhận thử nghiệm những ý tưởng mới một cách có kiểm soát.

4.   Kỹ năng ra quyết định: Khả năng đưa ra những quyết định quan trọng, kịp thời dựa trên thông tin và phân tích dữ liệu.

5.   Kỹ năng lãnh đạo biến đổi: Quản lý thay đổi hiệu quả, thúc đẩy văn hóa chấp nhận đổi mới trong doanh nghiệp.

Để có thể chuẩn bị tốt hơn 5 năng lực chính nêu trên thì cụ thể như thế nào? Giả dụ kiến thức chuyển đổi số bắt đầu từ số 0.

Để nâng cao năng lực, CEO có thể:

  • Tham dự các chương trình đào tạo về lãnh đạo chuyển đổi số
  • Học hỏi từ các trường hợp thực tế chuyển đổi thành công/thất bại
  • Tham khảo ý kiến từ chuyên gia tư vấn chuyển đổi số
  • Tạo môi trường học hỏi và đổi mới liên tục trong doanh nghiệp.

è     Trước tiên phải đi từ mind set – bản thân làm việc gì thì cần hiểu về việc mình sẽ làm.

è     Kham khảo những trường hợp đã, đang chuyển đổi số đặc biệt là trong lĩnh vực, ngành của mình đang kinh doanh. Học hỏi không những thành công của những doanh nghiệp mà còn từ những thất bại, lý do, nguyên nhân dẫn đến những thất bại đó đôi khi còn quan trọng hơn là nhìn thấy sự thành công.

è     Kham khảo ý kiến chuyên gia để họ đưa ra những lời khuyên, những kinh nghiệm thực tế mà họ đã đang làm với chuyển đổi số.

è     Bản thân mình tạo ra môi trường làm việc, văn hóa số, có những khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho nhân viên cùng “sống” trong môi trường sẵn sàng cho “sự thay đổi”.

Để đánh giá năng lực của CEO, có thể sử dụng các công cụ và tiêu chí sau:

1.   Bảng đánh giá năng lực chuyển đổi số (mức độ 1-5):

  • Tầm nhìn chiến lược số hóa
  • Cam kết và truyền đạt tầm nhìn
  • Tư duy sáng tạo và chấp nhận rủi ro
  • Kỹ năng ra quyết định dữ liệu
  • Kỹ năng lãnh đạo biến đổi

2.   Chỉ số năng lực số hóa doanh nghiệp (1-100):

  • Mức độ hiểu biết xu hướng công nghệ (%): 70
  • Tỷ lệ thực hiện các sáng kiến số hóa hàng năm (%): 30
  • Tỷ lệ nhân viên hài lòng với chuyển đổi số (%): 50
  • Chỉ số tăng trưởng doanh thu nhờ công nghệ mới (%): 10

3.   Kế hoạch nâng cao năng lực:

  • Đào tạo chuyên sâu về quản trị dữ liệu và phân tích BI
  • Học hỏi mô hình chuyển đổi tích cực tại các hãng công nghệ
  • Thuê chuyên gia tư vấn hỗ trợ phát triển kế hoạch số hóa
  • Đầu tư công cụ/nền tảng phân tích dữ liệu để nâng cao ra quyết định
  • Cải thiện kỹ năng quản lý thay đổi và truyền đạt tầm nhìn

Nếu CEO mới bắt đầu, cần nhanh chóng nắm bắt các kiến thức và kỹ năng sau:

  • Hiểu xu hướng công nghệ số hóa chính (điện toán đám mây, AI,IoT ,...)
  • Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của chuyển đổi số
  • Kỹ năng lập chiến lược chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp
  • Kỹ năng lãnh đạo biến đổi và truyền đạt tầm nhìn
  • Khả năng đưa ra quyết định dựa trên phân tích dữ liệu

CEO có thể tận dụng các công cụ hỗ trợ nhanh:

  • Tham gia các khoá đào tạo về chuyển đổi số của chuyên gia nổi tiếng
  • Thuê tư vấn chuyển đổi số hàng đầu để nhanh chóng hiểu nội dung - Coaching
  • Sử dụng các bộ kỹ năng chuẩn về chuyển đổi do các tổ chức lớn định hình – Một số framework về chuyển đổi số của các công ty lớn IBM, E&Y, Google, Microsoft vv…


  • Tham quan các doanh nghiệp tiên phong về chuyển đổi số
  • Nghiên cứu các tài liệu, nghiên cứu chuyên sâu của các tổ chức uy tín

Tóm lại, CEO cần nhanh chóng thấu hiểu bản chất chuyển đổi số, nắm vững vai trò lãnh đạo biến đổi, liên tục học hỏi và đổi mới để dẫn dắt thành công quá trình số hóa của doanh nghiệp.

 

 

 

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT