VĂN HÓA DOANH NGHIỆP, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN (4)

Đỗ Ngọc Minh



Vấn đề: Doanh nghiệp của tôi đang gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nhân tài. Có những yếu tố nào để cải thiện việc này trong phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Để cải thiện giữ chân nhân tài, doanh nghiệp có thể thực hiện các giải pháp sau:

1.   Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hấp dẫn:

·       Xác định và phát triển các giá trị cốt lõi, môi trường làm việc tích cực.

·       Tạo cơ hội phát triển, học hỏi và thăng tiến rõ ràng cho nhân viên.

·       Xây dựng chính sách phúc lợi, phần thưởng, ghi nhận đầy đủ.

è     Văn hóa doanh nghiệp mặc dù diễn ra phần lớn bên trong doanh nghiệp nhưng sức lan tỏa của nó khá lớn. Khi một doanh nghiệp có văn hóa tốt sẽ được nhiều ứng viên chú ý, là một tiêu chí quan trọng khi đầu quân.

è     Tôi có trò chuyện với 1 CEO doanh nghiệp; tôi hỏi sao doanh nghiệp của anh lại tuyển dụng liên tục như vậy? liệu có vấn đề gì ở đây không? Nhất là những công nhân sao họ ra vô liên tục?

-         Anh ta trả lời: việc này anh ta cũng không làm rõ, chỉ biết rằng nhân sự cũng đáp ứng yêu cầu lắp đầy trong thời điểm hiện nay nhân lực khá dồi dào (do tình hình thất nghiệp tăng) và công nhân nghỉ cũng không phải vấn đề quá lớn.

-         Tôi nói rằng với tình hình hiện tại nhân lực nhiều không có nghĩa là tình hình này tồn tại mãi. Việc anh nói không ảnh hưởng thì rõ ràng không đúng, đành rằng lao động giản đơn không tốn nhiều về đào tạo, cũng không cần đền bù gì khi nghỉ (theo anh ta) nhưng anh ta không tính đến chi phí tuyển dụng? Nhưng bỏ qua hết những thứ này, tôi hỏi rằng liệu những người ra đi như vậy sẽ nói gì? Và đây rõ ràng là một nơi kém trong việc thu hút và giữ người, không phải chỉ có vị trí công nhân, mà còn những người vị trí khác. “Cái tiếng” này rõ ràng anh có đo lường được không? Trong khi anh đòi hỏi văn hóa doanh nghiệp tốt mà ngay chính việc không tạo điều kiện cho người lao động có thể gắn bó, không thu hút được nhân tài lý do này sẽ khiến doanh nghiệp khó phát triển.

2.   Cải thiện trải nghiệm nhân viên:



·       Tạo điều kiện làm việc tốt, trang thiết bị hiện đại.

·       Thiết kế quy trình làm việc hiệu quả, giảm tải công việc.

·       Tăng cường giao tiếp và trao đổi phản hồi hai chiều.

è     Bên cạnh trải nghiệm khách hàng thì còn có trải nghiệm nhân viên. Một số doanh nghiệp có quan điểm nhân viên cũng như khách hàng vậy; cần phải có chính sách tốt với nhân viên đầu tiên – khi đó chính những nhân viên này sẽ “làm tốt” đối với khách hàng của bạn.

3.   Áp dụng chính sách đào tạo, phát triển nhân tài:



·       Thiết kế chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho nhân viên.

·       Xây dựng các cơ hội thăng tiến, luân chuyển vị trí rõ ràng.

·       Tạo điều kiện để nhân viên phát triển bản thân và cống hiến.

è     Phần này liên quan đến hệ thống đào tạo, nó gắn liền với cả sơ đồ tổ chức khi muốn cất nhắc vị trí thăng tiến. Luôn có con đường mở ra để nhân viên có động lực vươn lên hơn là 1 tổ chức nói miệng rằng có thăng tiến nhưng chẳng bao giờ thấy được con đường đi lên, quanh năm suốt tháng chỉ ở 1 vị trí muốn lên cũng không được.

4.   Cải thiện chính sách lương, thưởng, phúc lợi:

·       Xây dựng cơ cấu lương, thưởng cạnh tranh với thị trường.

·       Thiết kế chính sách phúc lợi toàn diện, gia tăng giá trị.

·       Tăng cường các chế độ đãi ngộ, ghi nhận, khen thưởng.

è     Hệ thống chính sách lương thưởng luôn là một phần quan trọng (bài sau tôi sẽ nói rõ hơn về vấn đề này trong việc thu hút và giữ chân nhân tài)

5.   Xây dựng văn hóa đa dạng và bình đẳng:

·       Tạo môi trường làm việc toàn diện, không phân biệt đối xử.

·       Tôn trọng sự khác biệt và đóng góp của mọi thành viên.

·       Ưu tiên công bằng trong các quyết định về tuyển dụng, đào tạo, thăng tiến.

è     Ở một số nơi họ không tôn trọng sự khác biệt, văn hóa nịnh nọt, tâng bốc sếp - ở đó không có chỗ cho văn hóa đa dạng và bình đẳng. Ở nơi đó sẽ không có sự sáng tạo, sức ì rất lớn và gần như chẳng ai nhận trách nhiệm khi làm sai, thay vào đó là chuyện đổ lỗi lẫn nhau.

è     Vì vậy cần phải có những hướng dẫn, những quy tắc, những thủ tục … nói tóm lại nó như là 1 hệ thống luật của quốc gia vậy, không ai được quyền ngồi lên luật, tất cả đều bình đẳng trước luật. Làm tốt được khen thưởng, được ghi nhận, được thăng tiến. Làm không tốt thì phải có những hình thức “phạt” và mọi người trong hệ thống ấy biết cái nào mình được làm, cái nào không được làm.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT