Vùng nguyên liệu - Vai trò của nhà nước, doanh nghiệp, nông dân và chuỗi cung ứng

Đỗ Ngọc Minh


Vùng nguyên liệu là khu vực được quy hoạch và phát triển để sản xuất một loại nguyên liệu cụ thể, thường là nông sản, nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng cho các ngành công nghiệp chế biến.

Tôi tạm chia ra làm 4 cấp như sau

1. Chính phủ

Quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu nông nghiệp:

  • Xác định vùng tiềm năng: Dựa trên điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai và nhu cầu thị trường.

è Tùy theo từng vùng với những đặc điểm như trên mà phân ra từng vùng cụ thể. Ví dụ: khu vực Bình Thuận chuyên trồng về thanh long; khu vực Dak Nông là các loại cây như cà phê và tiêu …

  • Lập kế hoạch chi tiết: Bao gồm phân bổ đất đai, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính.

è Lập kế hoạch chi tiết sẽ xem xét bao gồm bao nhiêu vùng trong quốc gia, mỗi vùng có những loại nguyên liệu nào? Sản lượng dự tính, sản lượng thực tế hàng năm ra sao? Phân bổ đất đai cho từng loại …

è  Đầu ra của sản phẩm sẽ như thế nào? Dùng trong nước hay xuất khẩu, chất lượng như thế nào? Các chuẩn cho phép của những quốc gia xuất khẩu sang ra sao? Sản lượng xuất hàng năm đối với thị trường khác nhau như thế nào tối ưu …

  • Đầu tư cơ sở hạ tầng: Xây dựng hệ thống tưới tiêu, giao thông, kho bãi.

è  Tạo điều kiện tối đa trong các công trình hỗ trợ, tưới tiêu, chống nhiễm mặn, đường sá thuận lợi, kho bãi được tối ưu. Đồng thời những yếu tố như điện đảm bảo cung cấp không gián đoạn.

è  Có thể tính đến là “hành lang dịch vụ bổ trợ”, ví dụ như các đơn vị gia công cơ khí, chế tạo máy, tự động hóa, vv…

  • Chính sách hỗ trợ: Cung cấp các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và bảo hiểm nông nghiệp.

-> Chính sách rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người nông dân tham gia.

-> Luôn cập nhật những thông tin liên quan đến chính sách, đến những thay đổi về năng suất, về khí hậu, về các đơn vị mới tham gia, về thông tin của các năm, về đầu ra của sản phẩm, về hỗ trợ kỹ thuật, các thông tin để liên lạc giải đáp, hỗ trợ về kỹ thuật, về vốn về các nguồn lực …

-> Tùy theo tình hình hàng năm và đầu ra trong xuất khẩu để căng chỉnh khuyến khích, chuyển đổi sao cho phù hợp với cầu, tức là đảm bảo đầu ra sao cho có lợi nhất cho quốc gia, cho doanh nghiệp, cho nông dân.

 

 


2. Doanh nghiệp

Phát triển vùng nguyên liệu:

  • Hợp tác với nông dân: Ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, cung cấp giống, phân bón và kỹ thuật.

è Tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp lên kế hoạch bao tiêu sản phẩm, cung cấp “đầu vào” như giống, nguyên vật liệu, phân bón, đào tạo kỹ thuật – có những chính sách của doanh nghiệp đưa xuống cho nông dân.

  • Đầu tư công nghệ: Áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến.

è Áp dụng những công nghệ mới vào để quản lý, để nâng cao năng suất. Ví dụ: công nghệ IoT, công nghệ định vị, các loại cảm biến đo về nhiệt độ, về độ ô nhiễm của nước; công nghệ quản lý sản phẩm dựa vào mã , chip …

  • Xây dựng thương hiệu: Đảm bảo chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu uy tín.

-> Doanh nghiệp chính là những đơn vị đưa nông sản của quốc gia ra với thế giới. Do vậy việc xây dựng thương hiệu của nông sản chính là việc làm chính của doanh nghiệp.

-> Doanh nghiệp lại càng có vai trò giám sát, thúc đẩy, hỗ trợ người nông dân để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, đảm bao năng suất. Sự đồng đều trong đầu ra. Kể cả những vấn đề đảm bảo chất lượng, bảo quản sau thu hoạch.



3. Nông dân và hộ gia đình

Tham gia vào chuỗi cung ứng:

  • Học hỏi kỹ thuật: Tham gia các khóa đào tạo về kỹ thuật canh tác và quản lý.

è Luôn học hỏi, tuân thủ các chính sách, các hướng dẫn của nhà nước, của doanh nghiệp.

  • Áp dụng công nghệ: Sử dụng giống mới, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả.

è  Mạnh dạn ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất, vừa giúp tiết kiệm sức lao động vừa nâng cao năng suất, đảm bảo về chất lượng của nông sản

  • Hợp tác với doanh nghiệp: Ký kết hợp đồng và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng.

-> Hợp tác với doanh nghiệp để cùng Win – Win; muốn đạt được sự ổn định về đầu ra thì phải tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn; đồng thời luôn giữ đúng những cam kết với nhau.

 



4. Chuỗi cung ứng



Liên kết các yếu tố:

  • Xây dựng hệ thống thông tin: Tạo ra hệ thống thông tin liên lạc giữa các bên tham gia.

è Xây dựng những cổng thông tin cập nhật liên tục, những thông tin này không nhất thiết là miễn phí, có thể thu phí nhưng phải đảm bảo tính chính xác, số liệu hữu ích.

è  Có thể là các sàn giao dịch, tạo môi trường, sân chơi, chất xúc tác cho các đối tượng tham gia.

è  Quản lý những chuỗi cung ứng, các giao dịch, các thông tin về kho bãi, sản lượng, các vùng nguyên liệu khác nhau liên kết thế nào?

è  Các cửa hàng, các kho ảo, thương mại điện tử.

è  Ứng dụng những kỹ thuật mới như AI, IoT, Big Data, Blockchain để quản lý phát triển chuỗi.

è  Xây dựng hệ sinh thái – để các doanh nghiệp, các ngành khác có thể tham gia vào hệ sinh thái này.

  • Quản lý chất lượng: Thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng và kiểm tra định kỳ.

è Kiểm tra chất lượng định kỳ, có kế hoạch, có phương pháp, có những giải pháp cho những vấn đề phát sinh.

è  Lên kế hoạch cho những rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, các giải pháp đi kèm để khắc phục

  • Phát triển logistics: Đảm bảo vận chuyển và lưu trữ nguyên liệu hiệu quả.

è Vận chuyển hiệu quả, ít chuyến, an toàn, kho bãi linh hoạt và ít chi phí lưu kho.

è  Ứng dụng những công nghệ định vị, quản lý mã, chip cho sản phẩm, cho các công lạnh, vv…

è  Bài toán tối ưu về vận chuyển, nghép kênh, phân chia chuyến, các kho bãi tạm vv…

Các bước thực hiện liên kết:

1.  Khảo sát và lập kế hoạch: Xác định nhu cầu và khả năng của từng bên.

2.  Ký kết hợp đồng: Thiết lập các thỏa thuận hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và nông dân.

3.  Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật: Cung cấp các khóa đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân.

4.  Giám sát và đánh giá: Theo dõi quá trình thực hiện và đánh giá hiệu quả.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dựa theo nội dung cuốn sách THE DIP - VÙNG TRŨNG của Seth Godin.

16 TUÝP NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

9 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP - BÀI 3: MÔ HÌNH 3 - PHÂN TÍCH SWOT