Lưu Bang - Hàn Tín; Con người - AI
Trong một lần, Lưu Bang hỏi Hàn Tín: "Ta cầm được bao
nhiêu quân?"
Hàn Tín nói: "10 vạn, ngài cầm được 10 vạn quân. Cũng
không ít đâu”.
- Vậy nhà ngươi cầm được bao nhiêu quân?
- Tôi hả, tôi bao nhiêu cũng được, tôi càng nhiều quân càng
tốt...
Lúc này Lưu Bang mới n.ổi n.óng: "Vậy làm sao ta có thể
quản được nhà ngươi chứ?"
Hàn Tín vội xoa dịu: "Đại vương à, tôi là người cầm
quân, quân càng nhiều càng tốt. Còn ngài là người cầm tướng, tướng càng nhiều
càng tốt”.
Tiếc thay cho Hàn Tín sau này khi thiên hạ thái bình lại bị
quy cho tội ph.ả.n n.g.h.ịc.h và bị giết bởi người mà mình dốc phụng sự. Chinh
chiến ngang dọc, trăm trận trăm thắng, nhìn thấu thế sự... nhưng lại không nhìn
thấu người.
"Quân càng nhiều càng tốt"... Đúng
Nhưng "tướng càng nhiều càng tốt" thì... Sai. Tướng
chỉ cần đủ, không cần đông...
Đã là tướng thì không thể nhiều được... Nếu vậy há chẳng phải
nhân tài như lá mua thu rụng dưới gốc sao? Nhất định là không được...
Bây giờ thời đại AI – tôi mạo muội có một so sánh nhỏ với câu
chuyện cầm quân của Lưu Bang và Hàn Tín với chuyện Con người và AI.
Rõ ràng AI có một sức mạnh mà con người không thể so sánh được,
nó có thể làm nhanh, chính xác và không bị chi phối bới cảm xúc. Nhưng … nhưng
liệu con người có DÁM giao hết cho AI quyết định thay mình hay không? Theo tôi
thì KHÔNG bởi lẽ nếu AI làm thay mọi thứ thì bản thân con người còn giá trị gì?
Bất chấp những quyết định có thể sai lầm, bất chấp con người bị chi phối bởi cảm
xúc … nhưng chính cái CẢM XÚC ấy theo tôi mới là NGƯỜI còn không thì là NGƯỜI MÁY
mất rồi.
Như vậy theo câu chuyện cầm quân của Lưu Bang – Hàn Tín cho
thấy AI cũng giống như tướng vậy và con người phải đóng vai trò quân chủ;
Quân chủ giỏi ở đây là biết dùng AI khai thác hết hiệu quả của
nó để phục vụ cho QUYẾT ĐỊNH của mình chứ không phải để AI quyết định thay mình.
Bản thân “quân chủ” không biết có thể hỏi, có thể học – có thể
thảo luận với AI như một quân sư và điều quan trọng chính là ở đây. Khi giao tiếp
với AI phải có những nguyên tắc và có những sáng tạo tùy “quân chủ” mà sức mạnh
của AI có phát huy được hay không – Thực tế nếu bản thân “quân chủ” lơ mơ, lờ mờ
ngay cả những ý muốn của mình thì ông nội AI cũng không thể đưa ra chính xác điều
“quân chủ” muốn – hoặc sẽ rất mất thời gian, mất nguồn lực để tìm đúng ý.
Và nên nhớ là AI nó cũng học được từ những giao tiếp, từ những
trường hợp của “quân chủ” để có thể “gợi ý” và nó cũng có thể học từ những con
AI khác. Thế thì nếu bản thân không thể RA QUYẾT ĐỊNH tốt thì có khác gì đưa
quyết định đó cho AI hay nói một cách sâu xa hơn là đưa cơ hội QUYẾT ĐỊNH cho ĐỐI
THỦ CẠNH TRANH nơi mà họ TẬN DỤNG được tốt hơn AI và QUYẾT ĐỊNH của họ đưa ra
CHÍNH XÁC dựa trên thông tin MỞ do AI cung cấp.
Lưu Bang dùng Hàn Tín nhưng muôn đời mang lòng nghi kỵ vì câu
nói của Hàn Tín.
Hàn Tín lỡ lời thật lòng mà mang họa sát thân.
AI giờ đây đủ thông minh để không làm “mích lòng” quân chủ
như Hàn Tín và nó cũng sẽ không tham gia vào việc QUYẾT ĐỊNH làm khi mà chưa “được
phép”.
Phân loại AI dựa trên sự tương đồng với con người
a. Reactive Machines - AI phản ứng
Những từ mà bạn nên nhớ về AI phản ứng là “không có trí nhớ, chỉ phản ứng với hiện tại”. Loại AI này là AI “cổ xưa” nhất, tuân theo những nguyên lý cơ bản nhất, và đồng thời có khả năng giới hạn nhất. Nó có khả năng phản ứng với các kích thích của môi trường xung quanh, một khả năng giống với trí não con người.

Tuy nhiên, đây cũng là chức năng duy nhất của AI phản ứng. Nó không có khả năng ghi nhớ, vì vậy không thể đưa ra các quyết định đưa ra dựa trên những gì nó đã quan sát được từ trước, hay “học” từ những trải nghiệm. Điều này đồng nghĩa với việc nó không thể cải thiện bản thân qua thời gian mà chỉ có thể phản ứng trong tích tắc.
Dù vậy, chúng ta không nên đánh giá thấp những chiếc máy phản ứng này. Deep Blue, một chiếc máy tính có khả năng chơi cờ vua được phát triển bởi IBM vào những năm 1990, là AI phản ứng. Deep Blue đã đánh bại kiện tướng cờ vua Gary Kasparov trong một trận đấu. Tuy không thể ghi nhớ, chiếc máy này có thể nhận biết từng con cờ, vị trí từng con và cách mỗi con di chuyển dựa trên luật chơi, từ đó đưa ra cách di chuyển con cờ của mình.
b. Limited Memory - AI với trí nhớ giới hạn
Như tên gọi của nó, AI với bộ nhớ giới hạn đã “thông minh” hơn so với AI phản ứng. Bên cạnh sở hữu khả năng phản ứng với cách kích thích của môi trường, loại trí tuệ nhân tạo này có thể lưu trữ dữ liệu và các dự đoán từ trước, từ đó phân tích dữ liệu. Nhờ phân tích, nó có thể tiếp thu kiến thức có ích, từ đó đưa ra các quyết định.

Tóm lại, Limited Memory là những cỗ máy AI có khả năng học hỏi. Chính vì vậy, nó thường được sử dụng trong các mô hình Machine Learning - Học máy như Reinforcement Learning, Long Short-Term Memory (LSTM) và E-GAN.
Hiện tại, nó là loại AI được áp dụng phổ biến nhất. Các trợ lý giọng nói ảo, chatbot, xe tự lái, nhận diện khuôn mặt đều là sản phẩm của AI với bộ nhớ giới hạn.

c. Theory of Mind - AI Lý thuyết về Tâm trí
Trí thông minh của con người không chỉ đơn giản là cách chúng ta đưa ra các quyết định, giải quyết vấn đề. Trí thông minh còn thể hiện ở quá trình suy nghĩ, cảm nhận. Suy nghĩ, cảm nhận ảnh hưởng hành vi của con người.

Con người là sinh vật xã hội, không thể sống đơn độc. Trí tuệ nhân tạo vì vậy cần phải có khả năng mô phỏng được cách con người đưa ra những quyết định xã hội. Đây chính là điều phân biệt con người với những loài sinh vật khác. Chúng ta có khả năng phán đoán tâm trí của người khác, dù không chính xác 100%, để xây dựng và duy trì các mối quan hệ, giao tiếp hiệu quả hay hợp tác để đạt được mục tiêu chung.
AI Lý thuyết về tâm trí phát triển hơn so với hai loại AI trên ở chỗ nó làm được những điều trên, hay áp dụng được lý thuyết về tâm trí. Tâm trí thì rất phức tạp, cảm xúc của chúng ta thay đổi không báo trước. Để “hiểu” được tâm trí, AI còn cần phải nắm được những khái niệm tâm lý học để hiểu một người, cách một người . Nó cần học cách cảm thông với con người, cách con người tự nhìn nhận bản thân.

Chính vì sự phức tạp này, AI Tâm trí về cơ bản vẫn đang là lý thuyết. Tạo ra được AI Tâm trí cần sự phát triển ở nhiều lĩnh vực khác liên quan đến AI.
d. Self-Aware - AI tự nhận thức

AI tự nhận thức là bước phát triển cuối cùng của AI. Nếu AI Tâm trí có thể hiểu được tâm trí của con người thì AI tự nhận thức sẽ phát triển cảm xúc của riêng nó và nhận dạng được những cảm xúc này. Nó sẽ có nhu cầu, niềm tin, cảm xúc, phát triển ý thức, hiểu về sự tồn tại của chính nó trên thế giới này.
AI Tự nhận thức chính là những phản diện tiềm năng trong các cuốn sách khoa học viễn tưởng. Bởi khi có ý thức của riêng mình, loại AI này có thể sẽ có ý muốn tự bảo vệ bản thân như con người. May mắn là cho đến hiện tại, việc phát minh AI tự nhận thức còn cách chúng ta rất xa.
Nhận xét
Đăng nhận xét