Bài đăng

Kế hoạch xây dựng hệ thống Công nghệ Thông Tin (CNTT) an toàn và phục hồi sau sự cố

Hình ảnh
Đỗ Ngọc Minh Kế hoạch xây dựng hệ thống Công nghệ Thông Tin (CNTT) an toàn và phục hồi sau sự cố 1. Phân tích yêu cầu và đánh giá rủi ro Mục tiêu: Hiểu rõ hệ thống CNTT của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro tiềm ẩn và chuẩn bị cho mọi tình huống xấu. Bước thực hiện: Phân tích hiện trạng: Xem xét hệ thống hiện tại, hiểu rõ các tài nguyên công nghệ, cơ sở hạ tầng mạng, các dịch vụ đang vận hành. Xác định các yếu tố rủi ro: Xác định các mối đe dọa như tấn công mạng (DDoS, malware, ransomware), hỏng hóc phần cứng, lỗi phần mềm, hay thảm họa thiên nhiên (lũ lụt, động đất). Xác định các tài sản quan trọng: Phân loại dữ liệu và hệ thống theo mức độ quan trọng, như hệ thống tài chính, dữ liệu khách hàng, email doanh nghiệp. Xác định khả năng rủi ro và ảnh hưởng: Tính toán khả năng xảy ra và mức độ thiệt hại của mỗi rủi ro, từ đó ưu tiên nguồn lực bảo vệ các tài sản quan trọng. Ví dụ: Một doanh nghiệp thương mại điện tử...

8 NỘI DUNG CHÍNH KHI AUDIT TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP

Hình ảnh
Đỗ Ngọc Minh 8 NỘI DUNG CHÍNH KHI AUDIT  DOANH NGHIỆP 1.   Tài chính và Kế toán o    Báo cáo tài chính : Kiểm tra tính chính xác và hợp lệ của báo cáo tài chính. o    Sổ sách kế toán : Xem xét việc ghi chép và đối chiếu các giao dịch tài chính. o    Kiểm soát nội bộ : Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến việc ghi nhận và báo cáo tài chính. o    Quản lý tiền mặt và thanh toán : Xem xét quy trình quản lý tiền mặt và các giao dịch thanh toán. 2.   Hoạt động và Quy trình o    Quy trình sản xuất và cung ứng : Đánh giá hiệu quả và hiệu suất của các quy trình sản xuất và cung ứng. o    Quản lý chuỗi cung ứng : Kiểm tra việc quản lý và vận hành chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp đến khách hàng. o    Quản lý chất lượng : Đảm bảo các quy trình chất lượng được duy trì và cải tiến. 3.   Quản lý Rủi ro và Tuân thủ o    Quản lý rủi ro : Đánh giá khả năng nhận diện, đánh gi...

GAP Giữa Chiến Lược và Thực Thi

Hình ảnh
Đỗ Ngọc Minh GAP Giữa Chiến Lược và Thực Thi GAP thường xảy ra do một số lý do chính: 1.    Thiếu Hiểu Biết và Nhận Thức : o    Nhân viên có thể không hiểu rõ chiến lược hoặc không thấy được vai trò của mình trong việc thực hiện chiến lược. è      Một vấn đề thực tế xảy ra trong doanh nghiệp là những người thực thi không hiểu rõ chiến lược doanh nghiệp, hay nôm na họ không rõ các mục tiêu. è      Một số mục tiêu quá cao hay quá thiếu thực tế hay đúng hơn là không thỏa điều kiện SMART – có thể do người làm chiến lược không đi sát với đội ngũ thực thi, chỉ đưa ra một mục tiêu cảm tính mà thiếu những phân tích, những số liệu đo lường, những thông tin phản hồi … è      Đội ngũ nhân viên biết về mục tiêu nhưng lại không biết mình phải làm gì để đạt được điều ấy. Cũng không dám hỏi và cũng không có môi trường giao tiếp tốt để THÔNG những vấn đề đặt ra. 2.    Thiếu Tài Nguyên và Hỗ Trợ : ...

The Dice Matrix Model (DMM)

Hình ảnh
Đỗ Ngọc Minh The Dice Matrix Model (DMM) là một công cụ quản lý dự án và đánh giá rủi ro được phát triển bởi Boston Consulting Group. DMM giúp các nhà quản lý đánh giá và quản lý các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của dự án thay đổi trong tổ chức. Các bước thực hiện DMM: 1.   Xác định các yếu tố DICE:   D - Duration (Thời gian) I - Integrity (Tính toàn vẹn của đội ngũ) C - Commitment (Cam kết) E - Effort (Nỗ lực) 2.    Đánh giá mỗi yếu tố trên thang điểm từ 1 đến 4 (1 là tốt nhất, 4 là kém nhất) 3.   Tính toán điểm DICE theo công thức: DICE Score = D + (2 x I) + (2 x C1) + C2 + E 4.   Phân tích kết quả và xác định vùng rủi ro: o    Win Zone (7-14 điểm): Dự án có khả năng thành công cao o    Worry Zone (14-17 điểm): Dự án có rủi ro, cần cải thiện o    Woe Zone (17-28 điểm): Dự án có nguy cơ thất bại cao 5.   Đề xuất các biện pháp cải thiện dựa trên phân tích   Ví dụ thực tế:...

6 loại thuyết trình trong công việc

Hình ảnh
Đỗ Ngọc Minh 6 loại thuyết trình trong công việc Trong đào tạo việc sử dụng một phương pháp phù hợp rất quan trọng, nó không những giúp bản thân tự tin giải quyết vấn đề mà còn giúp cho khán giả hiểu rõ hơn, tham gia nhiều hơn, tương tác tốt hơn … và quan trọng là phù hợp với bối cảnh hơn. Tuy nhiên không chỉ cứng ngắt trong 1 phương pháp cho toàn bộ buổi thuyết trình, mà sự kết hợp giữa các phương pháp cho từng thời điểm, cho từng tình huống cũng là cách để người đào tạo thể hiện tốt hơn bài thuyết trình.   Sau đây là 6 loại bài thuyết trình trong công việc mà bạn có thể áp dụng: 1.   Giảng viên Những người muốn truyền đạt một chủ đề phức tạp và tác động đến khán giả của họ để nắm bắt một vị trí nhất định có thể làm tốt hơn khi sử dụng phương pháp giảng viên. Do đó, phong cách giảng viên thuận tiện nhất cho giáo viên, giáo sư và nhà giáo. Kiểu bài thuyết trình này cũng giúp họ thực hiện vai trò giám sát đối với khán giả của mình. Bạn cần phải chia nhỏ các chủ...