Bài đăng

KHỔNG MINH

Hình ảnh
Đỗ Ngọc Minh Luận Tam Quốc cho vai trò CEO - Phần 6 - Khổng Minh Gia Cát Lượng tự Khổng Minh là người đất Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha đời Đông Hán. Ông sinh vào mùa Thu năm Tân Dậu (181) thời Hán Linh Đế. Gia đình Gia Cát Lượng là hậu duệ của quan Tư lệ Hiệu úy là Gia Cát Phong đời nhà Hán, cha là Gia Cát Khuê, thời Hán mạt làm chức Quận thừa ở Thái Sơn, nhưng chết khi Gia Cát Lượng còn nhỏ. Gia Cát Khuê sinh được ba người con trai là Gia Cát Cẩn, Gia Cát Lượng và Gia Cát Quân. Do cha mất sớm, Gia Cát Lượng theo chú là Gia Cát Huyền làm Dự Chương thái thú cho Viên Thuật. Gia Cát Huyền dẫn Lượng cùng em trai ông là Gia Cát Quân đến nhậm chức. Gặp lúc Hán triều cử người khác đến thay Huyền, nên ông qua Kinh Châu nương nhờ Lưu Biểu, vốn là chỗ quen biết cũ. Anh trai của ông là Gia Cát Cẩn tránh loạn đến Giang Đông, gặp lúc Tôn Sách chết, phục vụ cho Tôn Quyền ở Giang Đông. Khi chú mất, Gia Cát Lượng đến ở đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung, chỗ ở có

CHU DU

Hình ảnh
Đỗ Ngọc Minh 5. Luận Tam Quốc cho vai trò CEO - Phần 5 - Chu Du Gia đình Chu Du đều là danh sĩ. Chu Du tuổi trẻ tài cao, nổi tiếng đẹp trai ở Giang Đông. Sử thư Tam quốc chí chép ông "khôi ngô hùng vĩ, dung mạo tuyệt đẹp" và còn nói thêm "người Giang Đông gọi ông là Chu Lang. Lang là chỉ người đàn ông anh tuấn, kêu bằng Lang là để tán dương vẻ đẹp của người được gọi. Giang Đông có hai người được gọi là Lang: Chu Du và Tôn Sách.". Từ nhỏ ông đã khổ công học hành, ham mê nghiên cứu binh pháp. Trước khi Tôn Kiên khởi binh đánh Đổng Trác có chuyển nhà đến huyện Thư. Chu Du gặp con Tôn Kiên là Tôn Sách, hai người cùng tuổi, kết bạn với nhau rất thân. Chu Du để gia đình Tôn Sách ở dãy nhà phía Nam hướng ra đường lớn nhà mình. Hai nhà cùng giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Hai người cùng kết giao với các danh sĩ ở Giang Nam, được mọi người biết đến. • Khả năng lãnh đạo: (điểm 4/5) Chu Du nổi danh từ rất sớm, trải qua rất nhiều chinh chiến sát cánh cùng Tôn Sách. Sau khi Tôn Sách

TƯ MÃ Ý

Hình ảnh
Đỗ Ngọc Minh 4. Tư Mã Ý: Xuất thân từ dòng dõi quý tộc, nhiều đời khoa bảng. Là người làm việc cực kỳ thận trọng, tỉ mỉ mà sâu mưu. Không nắm chắc phần thắng thì không làm. Rất giỏi ẩn mình chờ thời, với quan điểm kẻ giỏi nhất không phải là kẻ thắng nhiều trận nhất mà là kẻ có thể tồn tại lâu nhất. • Khả năng lãnh đạo: (điểm 4/5) Trong phần lớn cuộc đời của mình Tư Mã Ý chủ yếu núp bóng, ủ mưu chờ thời cơ chin mùi để khởi nghiệp. Con đường khởi nghiệp của Tư Mã Ý cũng khá đặc biệt, không đóng góp xuyên suốt vai trò như Chu Du và Khổng Minh, trong sự nghiệp làm COO của mình Tư Mã Ý có vài lần bị gián đoạn. Và việc khởi nghiệp thành công không bắt nguồn từ số 0 mà do khai thác điểm yếu của tập đoàn Tào Thị khi không còn người CEO giỏi để vận hành doanh nghiệp, chính Tư Mã Ý đã lợi dụng thời cơ ủ mưu rất lâu để thâu tóm cổ phần và trở thành cổ đông lớn nhất truất phế cháu nội Tào Tháo để tự lên làm CEO. Trong thời kỳ CEO Táo Tháo còn tồn tại Tư Mã Ý gần như không tỏ rõ tài năng, biết giữ

TÔN QUYỀN

Hình ảnh
Đỗ Ngọc Minh 3. Tôn Quyền Xuất thân từ dòng dõi công hầu ở đất Ngô. Thông minh và giỏi ứng biến từ bé. Chịu ảnh hưởng bởi “cái bóng” của người cha, và anh là Tôn Sách nên thời gian đầu tỏ ra có phần tự ti, nhưng thời gian rèn luyện, biết khiêm nhường và nhận nhịn nên trở thành CEO biết mình, biết người. Xây dựng được 1 thế lực dựa vào địa lợi và sử dụng tốt nguồn lực có sẳn. • Khả năng lãnh đạo: (điểm 3.5/5) Tiếp quản đất Giang Đông từ sớm do bố và anh bị mất sớm. Tôn Quyền đã gánh trọng trách này từ khi còn quá nhỏ, chịu ảnh hưởng bởi cái bóng của cha anh nên khả năng lãnh đạo của Tôn Quyền có thể nói là tự rèn luyện qua thời gian. Không dễ gì sai khiển Chu Du và các lão tướng. Vì tuổi nhỏ và kinh nghiệm thực tế không nhiều, nhất là Chu Du được xem là bậc huynh trưởng, đã cùng Tôn Sách vào sinh ra tử, nên trong mắt Tôn Quyền thì Chu Du là nhân vật “khó xử” nhất. Có đôi phen Chu Du tỏ vẻ lấn quyền của cả chủ công, Tôn Quyền nhiều lần muốn “cắt đi quyền lực”, để bản thân mình có thể nắm

LƯU BỊ

Hình ảnh
Đỗ Ngọc Minh 2. Lưu Bị: Xuất thân từ dòng dõi hoàng tộc, nhưng lại sống trong hoàn cảnh thiếu điều kiện, phải đan giày để độ nhật. Mang chí lớn khôi phục Hán thất, tính tình hào sảng nhưng khó nắm bắt thái độ, hành xử ra vẻ chuẩn mực, dễ thu hút người đối diện, không lộ rõ mưu lược và chiến lược đặc biệt, điểm mạnh chỉ là thu phục “nhân tâm”. · Khả năng lãnh đạo: (điểm 3/5) Theo chủ quan tôi đánh giá điểm của Lưu Bị không cao về khả năng lãnh đạo, nếu chỉ dựa vào đặc điểm thu phục “nhân tâm” thì chưa đủ đánh giá 1 người lãnh đạo giỏi, phải bao gồm cả tầm và tài năng nữa. Lưu Bị mặc dù có chí lớn, lấy tiêu chí xoay quanh “nhân nghĩa, đạo đức” nhưng theo tôi nhận xét thì đó chỉ là tỏ ra như vậy thôi, chứ trong một số trường hợp lại không thể hiện điều ấy. Lưu Bị chú trọng đội ngũ xoay quanh nòng cốt là anh em kết nghĩa, cùng với một số tướng thân cận. Không tuyển dụng tràn lan và đa dạng như Tào Tháo, và khả năng sử dụng những nguồn lực tuyệt vời ấy của Lưu Bị cũng bị phần hạn chế

TÀO THÁO

Hình ảnh
Đỗ Ngọc Minh Phần 1: Tào Tháo 1. Tào Tháo: Xuất thân từ gia đình quan lại, lúc nhỏ không học hành theo kiểu chỉnh chu, chỉ xem những yếu quyết và thích về binh pháp. Tính tình đa nghi, gian trá, đầy mưu lược. Không câu nệ tiểu tiết, có chí lớn và hoài bão. Làm việc bằng mọi giá, xem trọng kết quả hơn quá trình, đôi khi tàn nhẫn và bất chấp đạo lý. · Khả năng lãnh đạo: (điểm 4.5/5) Tào Tháo sớm bộc lộ khả năng lãnh đạo rất tốt của mình, bằng chứng là ông ta sớm đưa ra việc tập hợp quân đội riêng, dựa vào nhà tài phiệt để cung cấp quân lương và phát triển đội ngũ của mình. Tào Tháo qui tụ dưới trướng gần như tất cả các thành phần trong xã hội, miễn là góp sức cho ông ta thì được trọng dụng. Bên cạnh rất nhiều mưu sĩ, võ tướng, trọng dụng luôn cả những hàng tướng. Tùy theo năng lực, công lao và cả sự trung thành để dùng. Nên có thể nói năng lực lãnh đạo của Tào Tháo thuộc loại rất cao · Kiến thức chuyên môn: (điểm 4/5) Tào Tháo rất am hiểu về trận pháp, cách bày binh bố trận